Độc đáo phiên chợ quê ở cù lao
(NSMT) - Phiên chợ quê với nhiều người, nhất là người trẻ, đã trở thành một cái gì đó lạ lẫm; còn với người lớn tuổi, chỉ còn trong quá khứ.... Vì thế, khi biết tin ở xứ cù lao sông nước Sóc Trăng tổ chức phiên chợ quê, hàng ngàn người đã tìm đến để tìm lại hồn quê ở phiên chợ quê này.
Ông Lê Trọng Nguyên - Bí thư huyện uỷ Cù Lao Dung, cho biết: “Cù Lao Dung là vùng đất giàu tiềm năng cho phát triển ngành du lịch. Trong quy hoạch của tỉnh có 4 vùng kinh tế - xã hội thì huyện Cù Lao Dung định hướng phát triển chủ yếu về du lịch kết hợp đô thị, thương mại, dịch vụ và các mô hình nông nghiệp. Đây là vùng đặc biệt, vùng du lịch trọng điểm của tỉnh với tầm nhìn sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp và nơi đáng sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh".
Tại đây hình thành các khu chức năng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng; phát triển đô thị phù hợp với điều kiện đặc thù; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng kết hợp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sinh thái ven biển, du lịch sinh thái dưới tán rừng.
Nhằm bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa vùng đất Cù Lao Dung trên lĩnh vực du lịch, góp phần xây dựng hệ sinh thái du lịch xanh bền vững, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trên địa bàn, ngày 23/9/2023, UBND huyện Cù Lao Dung đã tổ chức “Phiên chợ quê Cù Lao” lần đầu tiên của huyện và thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan. Sau đó, mỗi tháng một lần, huyện tiếp tục phối hợp với ngành chức năng tổ chức các phiên chợ quê tiếp theo”.
Chị Phạm Thị Thuý Diễm - chủ quán Cô Hai (thị trấn Cù Lao Dung), là người phối hợp tổ chức các phiên chợ quê chia sẻ: “Phiên chợ quê Cù Lao được tổ chức lần đầu vào tháng 9/2023 và duy trì vào các tháng tiếp theo vào ngày thứ 7, chủ nhật của tuần cuối cùng của tháng. Trước mắt tổ chức mỗi tháng một lần. Tại phiên chợ có các hoạt động như chế biến, trưng bày các món ăn dân gian, các loại bánh dân gian truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp, đặc sản, các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của địa phương,... gắn liền với du lịch sinh thái; kết hợp giao lưu văn hóa, văn nghệ, đờn ca tài tử. Người đi chợ sẽ được tham gia trải nghiệm các hoạt động như làm bánh, giao lưu văn nghệ... Hàng hoá ở phiên chợ quê Cù Lao là sản phẩm của người dân ở địa phương sản xuất đưa vào bán cho khách hàng, vị trí được bố trí cho bà con mua bán thuận lợi đúng như một phiên chợ quê ngày trước, không thu phí. Mỗi phiên chợ thu hút từ 1.000 đến 1.500 khách hàng”.
Theo một nhân viên phục vụ, các gian hàng tại phiên chợ được bố trí ở các sạp hàng giống như của chợ truyền thống, trưng bày các món ăn, các loại bánh truyền thống. Nhiều sản phẩm hàng hoá là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao của địa phương như tôm một gió, tinh dầu sả, nước cốt bần, rượu ổi Hồng Ven, thanh nhãn,…
Ông Trần Văn Việt (huyện Long Phú) cho biết: “Tôi ở thị trấn Long Phú, nghe tin ở Cù Lao Dung có tổ chức phiên chợ quê nên sang tham quan, trải nghiệm để nhớ lại phiên chợ quê thuở nhỏ đã được biết. Đến với phiên chợ quê nay, tôi và nhiều người rất vui, rất thích khi được đi chợ, mua hàng hoá ở chợ truyền thống với những gian hàng làm bằng cây lá, bàn ghế cũng làm bằng tre, gỗ, rất thân thiện”.
Ông Lê Trọng Nguyên cho biết thêm: “Những phiên chợ quê như vậy đã thu hút nhiều người đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm hàng hoá. Phiên chợ còn hướng đến giới thiệu các sản phẩm hàng hoá của vùng đất Cù Lao Dung và quảng bá hình ảnh vùng đất, con người cù lao với du khách gần xa, giúp bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, của quê hương”.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Còn đâu mái ấm gia đình!
Chỉ vì níu kéo tình cảm không thành, trong cơn ghen tuông mù quáng, Phan Việt Cường (41 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) dùng hung khí nguy hiểm ra tay tàn nhẫn với vợ. Nhưng nhát dao oan nghiệt lại đâm trúng vào đứa con bé bỏng đang nằm ngủ bên cạnh, khiến cháu phải rời bỏ cõi đời khi chưa tròn 2 tuổi. Trả giá cho hành động nông nổi, tàn ác, Cường phải lãnh mức án 17 năm tù về tội giết người.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Trà Vinh khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024
(NSMT) - Tối 9/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024. Hoạt động được diễn ra từ ngày 9/11 đến 15/11.
Trà Vinh khai mạc Triển lãm trưng bày các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Chiều 9/11, tại Khu Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024.