Xưa - Nay

Đón Tết cổ truyền trong mùa dịch

Thứ ba, 01/02/2022, 10:51 AM

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 có ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra trong bối cảnh cả nước đang chung tay thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Chính vì thế, các hoạt động đón Tết của người dân trên địa bàn tỉnh đều được khuyến khích tổ chức gói gọn, phù hợp theo phương châm vui tươi, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch.

Người dân phấn khởi đón Tết cổ truyền trong tâm thế thích ứng an toàn linh hoạt với dịch Covid-19.

Người dân phấn khởi đón Tết cổ truyền trong tâm thế thích ứng an toàn linh hoạt với dịch Covid-19.

Thời điểm này, gia đình chị Lê Thị Khéo, ngụ ấp Xóm Mới, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình đã chuẩn bị hoàn tất các công đoạn nấu nướng, dọn dẹp sẵn sàng để đón giao thừa. Tết năm nay, gia đình chị Khéo có thêm niềm vui khi các con chị đi làm ăn xa hơn 1 năm nay mới có dịp về đoàn tụ gia đình. Để đảm bảo công tác phòng dịch, gia đình chị Khéo đã chủ động khai báo trước với y tế địa phương, thực hiện test nhanh để tầm soát dịch Covid-19 cho cả gia đình, tất cả vì một cái Tết vui tươi, an toàn cho mọi người. Chị Lê Thị Khéo cho biết: “Sau thời gian dịch bệnh kéo dài, dịp Tết này các con tôi mới có dịp về quê đoàn tụ, nên tôi mừng lắm. Tết này, để phòng dịch, gia đình dự định không đi chúc Tết ông bà, họ hàng như mọi năm, thay vào đó điện thoại hỏi thăm sức khỏe, gởi quà tặng cho ông bà từ trước Tết. Mẹ con tôi cũng chủ yếu quây quần sum họp trong gia đình, hạn chế tiếp khách bên ngoài để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh”.

Cùng chung suy nghĩ như chị Khéo, Tết năm nay, gia đình bà Võ Thị Trang, ngụ ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình chủ yếu tổ chức đón Tết đơn giản, ấm cúng tại gia đình. Thay vì tổ chức tiệc mời bà con, hàng xóm đến chung vui 3 ngày xuân như mọi năm, năm nay bà Trang hạn chế mời khách, không tổ chức tiệc tại nhà để tránh việc tập trung đông người. Bà Võ Thị Trang cho biết: “Tết năm nay khá là đặc biệt, vì dịch bệnh phức tạp nên ai ở nhà nấy vẫn tốt hơn. Gia đình tôi chủ yếu nấu vài món đơn giản để cúng ông bà tổ tiên trong ngày Tết, con cháu ở xa cũng hạn chế về thăm nhà. Mình ráng chịu 1 năm để chung tay phòng dịch. Mong rằng, dịch bệnh sớm kết thúc để có được ngày Xuân rộn ràng như trước kia”.

Người dân tổ chức Tết theo phương châm gói gọn, hạn chế tập trung đông người trong mùa dịch.

Người dân tổ chức Tết theo phương châm gói gọn, hạn chế tập trung đông người trong mùa dịch.

Mặc dù, các hoạt động đón Tết năm nay không rộn ràng, nhộn nhịp như mọi năm, một số người vì lý do khác nhau nên không thể về quê đoàn tụ, sum họp với gia đình. Nhưng thông qua kết nối của các phương tiện mạng xã hội đã góp phần tạo sự gắn kết giúp mọi người có thể trò chuyện, gần gũi hơn với nhau trong dịp Tết.

Chị Trần Diễm My, ngụ ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Ngày Tết ở xa không thể về quê chồng nhưng lúc nào mình cũng gọi điện hỏi thăm, chúc Tết từ xa bằng video call qua mạng Zalo, có thể gặp gỡ, trò chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình nên không cảm thấy buồn. Những lời chúc mừng năm mới, tấm thiệp lì xì điện tử được chuyển đến nay người nhận ngay tức khắc kéo giãn khoảng cách địa lý. Dù ở xa nhưng vẫn cảm nhận được tình cảm thân thuộc và thêm trân quý phút giây ở bên nhau hơn”.

Ông Nguyễn Văn Đủ, ngụ khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân cho biết: “Quê tôi ở Bạc Liêu, Tết năm nay gia đình dự định không về quê mà ở lại Cà Mau luôn. Mặc dù, không thể sum họp với gia đình nhưng tôi vẫn thường xuyên gọi điện thoại về nhà, lập các nhóm thành viên gia đình trên Facebook để trò chuyện, đón giao thừa cùng nhau. Giờ mạng xã hội phát triển, dù ở xa nhau nhưng vẫn có thể kết nối và gặp gỡ nhau thường xuyên, đó cũng là cái hay”.

Đảm bảo công tác phòng, chống dịch dịp Tết để bảo vệ bản thân và cộng đồng xung quanh.

Đảm bảo công tác phòng, chống dịch dịp Tết để bảo vệ bản thân và cộng đồng xung quanh.

Thời khắc giao thừa đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần. Mỗi người, mỗi gia đình đều có cách đón Tết riêng nhưng trên hết đều hướng về mục tiêu chung đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Thực hiện phương châm đón Tết an toàn, vui tươi, mỗi người, mỗi nhà hãy tự ý thức thực hiện tốt thông điệp 5K, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch, góp phần chung tay bảo vệ sức khỏe gia đình và những người xung quanh.

Theo Trúc Đào

Link gốc tại CTTĐT Cà Mau

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.