Đồng hành cùng con học online trong mùa dịch
Do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội, để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhiều trường học trên địa bàn thành phố chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến. Dù gặp không ít khó khăn nhưng đa số phụ huynh đều cố gắng song hành cùng con, chuẩn bị điều kiện vật chất, hỗ trợ về mặt tinh thần để con thích ứng với môi trường học mới, nỗ lực đạt kết quả tốt.
Năm học này con trai lớn của chị Kim Chi (ngụ quận Cái Răng) học lớp 12, con gái út vào lớp 6. Nhà có 3 máy tính nhưng vợ chồng chị Chi đều làm việc online, máy còn lại trước giờ 2 anh em chia nhau học chung trong hè. Hiện tại, lịch học của con trai lớn cả ngày, con gái thì học suốt buổi chiều nên chị Chi tính toán mua thêm cái máy khác. Chị nhờ con trai cài đặt các chương trình thông dụng để học online, hướng dẫn em gái thao tác vào phòng học, khi muốn tham gia phát biểu…
Nhiều phụ huynh trang bị máy vi tính để con học online thuận lợi hơn.
Chị Chi cho biết: “Ban đầu tôi định cho con học bằng điện thoại, nhưng do màn hình hơi nhỏ, học lâu sợ con mỏi mắt nên tôi mua máy tính để nhìn cho rõ, thuận tiện trong tương tác với giáo viên và bạn cùng lớp. Ngoài ra, còn trang bị thêm tai nghe để 2 anh em học cùng giờ không bị ảnh hưởng, mỗi đứa còn có điện thoại để thầy cô liên lạc gọi vào học khi điểm danh không thấy. Chi phí cũng khá nhiều nhưng vì sự học của con mình phải cố gắng”.
Anh Bảo Ninh (ngụ quận Ninh Kiều) có con trai lớn vào lớp 6 và con gái học lớp 4. Để các con có động lực học tốt, anh Huy mua 2 máy tính mới, nâng cấp wifi mạnh hơn, trang trí phòng học thật đẹp, thoáng mát. Do con trai hơi nghịch nên những ngày đầu trường cho học online thử để làm quen, anh Ninh phải ngồi kế bên nhắc con không được phát biểu linh tinh khi cô giảng bài, không được nhắn tin trong nhóm khi đang học vì các bạn sẽ phân tâm, không mở xem các nội dung khác…
Anh Ninh kể: “Những ngày giãn cách tìm mua máy rất khó, tôi đặt hàng cửa tiệm người quen, rồi nhờ cài chương trình phù hợp. Trước đây các con đã từng học ngoại ngữ online nên cũng khá quen với hình thức này. Chương trình lớp 6 có nhiều môn và mỗi phòng học có mật khẩu riêng nên tôi in sẵn dán ngay bàn học cho con nhớ, tránh vô nhầm lớp khác. Trước mắt vợ chồng tôi thay nhau theo sát các con, nhắc nhở, kiểm tra bài vở, hỗ trợ khắc phục các sự cố về thiết bị, đường truyền trong quá trình học để không gián đoạn, chủ yếu vẫn là động viên tinh thần cho con cố gắng”.
Hay như anh Hoài Phong (ngụ huyện Phong Điền) cũng đầu tư chu đáo cho con trai lớn học lớp 9 và con trai út lớp 6 đầy đủ phương tiện học. Do các con hay nói chuyện, đùa giỡn nên anh Phong làm góc học tập riêng biệt để không ảnh hưởng chuyện học của nhau. Con trai lớn thì đã quen với hình thức học này, con trai nhỏ năm nay học chương trình mới, nhiều môn, nhiều thầy cô dạy, cách thức và phương pháp học cũng khác thời tiểu học nên anh Phong phải hướng dẫn, điều chỉnh giờ sinh hoạt, ăn ngủ cho phù hợp với thời khóa biểu mới.
Đối với những gia đình eo hẹp về kinh tế thì cũng cố gắng tìm cách giải quyết phần thiết bị cho con học online. Không có điều kiện mua máy tính, chị T.H (quận Cái Răng) nhường điện thoại kết nối mạng internet của mình cho con trai lớp 8 học, còn chị xài điện thoại cũ người quen cho. Về sách giáo khoa con chị sẽ tham khảo trên các file mềm nhà trường gởi nên đỡ phần nào chi phí. Cũng như chị H, để đỡ tốn kém, nhiều gia đình tận dụng điện thoại hiện có hoặc mua máy tính cũ trả góp vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu học tập của con.
Trò chuyện với các phụ huynh, một trong những điều lo lắng trong vấn đề học online là làm sao để con tập trung khi không có người quản lý trực tiếp. Một số phụ huynh kể ba mẹ ngồi kế bên thì con kêu bị "canh", mất tự nhiên nên không chịu. Khi không có người kèm thì vô tư đi lại trong giờ học, lấy bánh ăn, uống nước, ngồi xoay tới xoay lui, có trường hợp còn làm việc riêng, cắt móng tay, lấy đồ ra vẽ, tai nghe cô giảng nhưng mở game trên điện thoại chơi, chat với bạn bè…
Chị Cẩm Châu (quận Ninh Kiều) chia sẻ: “Vợ chồng tôi đi làm suốt từ sáng đến tối, không có mặt ở nhà nên không thể hỗ trợ con gái lớp 6 học online, chỉ kiểm tra bài vào buổi tối. Để con có tính tự giác học tập, chúng tôi giải thích cho con hiểu hoàn cảnh hiện tại, rèn con vào nề nếp, hướng dẫn cách sắp xếp thời gian phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ thầy cô giao. Nếu có việc cần thì gọi điện, cha mẹ sẵn sàng hỗ trợ”.
Trong quá trình con học online, có thể nói phụ huynh là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả việc học của con, nhất là trẻ vừa vào bậc trung học cơ sở. Tùy theo hoàn cảnh gia đình, phụ huynh sẽ có những hoạt động đồng hành cùng con phù hợp. Nếu con gặp khó khăn về việc học thì phụ huynh cần trao đổi với giáo viên để giúp đỡ con. Phụ hynh cần chú ý sức khỏe tinh thần của con trong giai đoạn này. Đừng quá căng thẳng, rầy la nếu con chưa học tốt, chưa hoàn thành hết các hoạt động trong thời khóa biểu. Hãy là điểm tựa tinh thần, động viên, hỗ trợ, cùng con vượt qua những áp lực ban đầu, dần quen với môi trường học mới.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.