Văn hóa

Đồng Tháp: Rực rỡ sắc màu nơi xóm nhỏ tại Làng chiếu Định Yên

Thứ ba, 12/09/2023, 10:41 AM

(NSMT) - Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ngoài những cánh đồng lúa mênh mông ngút ngàn còn có làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi làm mê mẩn du khách. Làng chiếu Định Yên được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2013, đây cũng chính là "cái nôi" của nghề dệt chiếu ở miệt Cửu Long.

Nằm cách trung tâm TP Sa Đéc khoảng 40km dọc theo quốc lộ 80 về hướng Vàm Cống qua tỉnh An Giang, du khách có thể dễ dàng nhận ra Làng chiếu Định Yên qua những bó dây lác, dây bố rực rỡ sắc màu được phơi dải trên con đường vào những xóm nhỏ. Nghề dệt chiếu hàng trăm năm tuổi tại 2 xã Định Yên và Định An thuộc huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã từng có thời gian bị bỏ ngỏ, nay dường như đang sống lại từng ngày. Theo lời kể từ các bậc cao niên, cũng chẳng ai có thể tường tận kể lại nghề dệt chiếu trên vùng đất này có tự bao giờ, tuy vậy vẫn rõ nguồn cội chính được mang từ xứ Nam Định, Thái Bình... đến. Bên cạnh đó, xã Định An đã không còn nhiều hộ phát triển nghề chiếu mà chỉ còn ở xã Định Yên và được gọi với cái tên quen thuộc Làng nghề dệt chiếu truyền thống Định Yên.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Về tới Lấp Vò không khó để tìm đường vào Làng chiếu Định Yên, khắp các con đường làng ngõ xóm bà con phơi lác đã nhuộm đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng,... nhìn đã con mắt. Thiệt tình người nông dân chịu thương chịu khó, lao động chân tay nhưng cũng cực kỳ khéo léo, sáng tạo, từ những ôm dây lác trên đồng qua bao nhiêu công đoạn cũng trở nên mềm mịn, đẹp mắt và êm lưng. Nghề dệt chiếu đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ và sự tinh xảo, để dệt được một tấm chiếu bền, đẹp phải mất khá nhiều thời gian với nhiều công đoạn. Đến đây du khách hẳn sẽ thích thú vì ngoài đường "dát" đủ màu, trong nhà nghe vọng ra tiếng cười nói nhộn nhịp mang âm hưởng vui tươi trong lao động. Những thanh âm cọc cạch gõ đập vang lên khiến người ta có thể mường tượng ra được ngay vóc dáng khỏe khoắn, dẻo dai của các chàng trai, cô gái đầy sức trẻ. 

0382
Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Nơi làng nghề truyền thống với tuổi thọ hàng trăm năm mà cha ông bao đời để lại đã từng có thời gian dài yên ắng vì vắng bóng những thanh niên, vì kinh tế họ phải tìm hướng mưu sinh đến các thành phố lớn. Cuộc sống nhiều khó khăn, hoặc vì cuốn theo dòng chảy chốn thị thành phồn hoa nên nhiều người đã rời xa góc quê yên bình, bỏ bẵng khung cửi máy dệt. Vài năm trở lại đây, trên những nẻo đường xóm nhỏ Làng chiếu Định Yên dường như được nhuộm lại những màu sắc tươi mới hơn khi có nhiều xu hướng tìm về các giá trị văn hóa lâu đời và phát huy chúng. Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 qua đi, nhịp sống trở lại trạng thái bình thường nhưng với nền kinh tế "suy", ngành du lịch vẫn từng bước vươn lên theo tư duy đổi mới và dựa trên các quy luật của sự phát triển kinh tế. Cũng từ đó Làng chiếu Định Yên lại được khoác lên mình vẻ rộn rã, tấp nập, "chợ chiếu ma" cũng là một phần trong kế hoạch du lịch phát huy làng nghề truyền thống của tỉnh Đồng Tháp thời gian tới.

lang-chieu-dinh-yen-dong-thap-8
Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Trong những tháng cuối năm, khắp các đường làng ngõ xóm xã Định Yên lúc nào cũng mặc "áo mới" khi những bó lác phủ kín ven đường. Để có tấm chiếu dày dặn nhưng đủ dẻo và bền, người thợ thực sự rất tỉ mỉ trong tất cả các khâu từ chọn lác, nấu màu, giặt nhuộm,... Những sợi lác phải đều nhau, trước khi nhuộm màu cũng cần phơi để khi nhuộm màu sắc lên chuẩn và đẹp hơn, cấp độ màu sắc đậm nhạt tùy thuộc vào số lần nhúng lác trong phẩm nhuộm đã nấu. Cùng với đó, số lượng lác nhuộm mỗi lần chỉ đủ vừa phải để màu nhuộm đều, lên màu chuẩn. Mỗi tấm chiếu đều là công kĩ của bao người thợ, không chỉ nhuộm màu mà còn nhuộm mồ hôi và thấm đượm tình yêu đối với cái nghề, "chiếc cần câu" mà cha ông bao đời để lại. Đây cũng là lí do tại sao người sành mê xài chiếu Định Yên, không chỉ bền đẹp mà còn mang nét đẹp văn hóa, giá trị thời gian của một làng nghề truyền thống. Thời gian tới, Làng chiếu Định Yên còn hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều điểm mới hơn nữa, đồng thời góp phần vào gìn giữ và phát huy làng nghề truyền thống cũng như giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Mộc An  
Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.