Cơ hội du lịch

Du lịch Cần Thơ - Sẵn sàng phục hồi hoạt động và phát triển trong điều kiện “bình thường mới”

Thứ tư, 20/10/2021, 15:54 PM

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng và gây tổn thất nặng nề đến toàn ngành Du lịch, trong đó có Du lịch Cần Thơ. Thực hiện Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL ngày 07/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm tái khởi động các hoạt động du lịch, từng bước phục hồi hoạt động, mở cửa du lịch thành phố Cần Thơ đảm bảo an toàn, linh hoạt với điều kiện “bình thường mới”.

Cần Thơ chuẩn bị các giải pháp khôi phục hoạt động và đón khách du lịch quay trở lại

Cần Thơ chuẩn bị các giải pháp khôi phục hoạt động và đón khách du lịch quay trở lại

Ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” nhằm thực hiện mục tiêu kép bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân song song với khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể. Đây là cơ hội để du lịch và lữ hành được hoạt động trở lại, không chỉ với du lịch trong nước mà cả du lịch quốc tế.

Tập trung các giải pháp phục hồi hoạt động du lịch

Trong quý IV/2021, Cần Thơ tập trung triển khai kịp thời chính sách, biện pháp để phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch một cách chắc chắn và mang tính bền vững, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả; kết hợp hài hòa giữa an toàn phòng chống dịch bệnh và hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Kế hoạch tiêm vắc xin cho lực lượng lao động trong ngành Du lịch: Chủ động rà soát, thống kê số lượng, lập danh sách lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố, phối hợp ngành y tế xem xét, tạo điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ chiến dịch vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động tại các doanh nghiệp, khu, điểm vườn du lịch có quy mô lớn, từng bước mở rộng đến các doanh nghiệp du lịch khác trên địa bàn thành phố.

Triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động trong ngành Du lịch: Tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phục vụ trong ngành Du lịch theo đúng quy định nhà nước. Phối hợp triển khai các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tổ chức lại hoạt động kinh doanh du lịch nhằm bình ổn thị trường, đảm bảo cuộc sống người dân và phục vụ nhu cầu dự trữ phòng, chống dịch. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực về nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức du lịch cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động du lịch trong tình hình mới.

Thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, ngành Du lịch Cần Thơ đã xây dựng các giải pháp và đề xuất với UBND thành phố những chính sách hỗ trợ phù hợp. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Cần Thơ đã phối hợp với Sở Công Thương, Ðiện lực thành phố để hỗ trợ về giảm giá điện cho các doanh nghiệp. Ðồng thời, ngành Du lịch Cần Thơ đã tổng hợp danh sách các hướng dẫn viên để đề xuất hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết 68/NQ-CP 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19. Cùng với đó, tích cực phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch.

Xây dựng chương trình thí điểm du lịch an toàn: Nghiên cứu tổ chức khảo sát và thí điểm chương trình tham quan du lịch nhằm tri ân cho các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Tổ chức thí điểm chương trình tham quan du lịch với thông điệp “Người Cần Thơ đi du lịch Cần Thơ” tại các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn các quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và huyện Phong Điền cho các đối tượng có nhu cầu đi du lịch đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, từng bước mở rộng cho toàn thành phố; khôi phục lại ngành Du lịch lại sau thời gian dài “ngủ đông” do ảnh hưởng của đại dịch góp phần ổn định kinh tế, phục hồi và phát triển hoạt động du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL đã dự thảo bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, chuẩn bị cho công tác đón khách du lịch trong tình hình mới. Đề cao trách nhiệm, sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, hiệp hội liên quan trong việc xây dựng, triển khai chính sách, biện pháp phục hồi, kích cầu hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ.

Kích cầu du lịch trong điều kiện bình thường mới

Thực hiện chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong thời gian tới, ngành Du lịch Cần Thơ chủ động tập trung triển khai các biện pháp nhằm kích cầu hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch

Mở rộng, tổ chức chương trình truyền thông kích cầu du lịch với thông điệp “Người Cần Thơ đi du lịch Cần Thơ” và triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động với thông điệp “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch theo tình hình mới. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tại các thị trường du lịch trọng điểm sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Đa dạng hóa các kênh truyền thông: trên cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, các sự kiện du lịch trực tuyến; các kênh truyền thông quốc tế lớn…

Phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường

Xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng có tính cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Cần Thơ, phục hồi, kích cầu du lịch và tạo đà phát triển mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Theo đó, Du lịch Cần Thơ tiếp tục thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của thị trường: sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm, du lịch gắn với ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch MICE... Xây dựng gói sản phẩm kích cầu du lịch, chính sách ưu đãi về giá cả, chất lượng dịch vụ nhằm từng bước thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm. Tổ chức khảo sát đánh giá định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch bền vững, du lịch an toàn, du lịch gắn với thiên nhiên và bảo vệ sức khỏe phù hợp với quy hoạch du lịch tổng thể. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác xây dựng các chuỗi sản phẩm, dịch vụ có tính bổ trợ cho nhau; làm mới, bổ sung giá trị gia tăng cho các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ. Rà soát lại nguồn lực lao động trong ngành Du lịch do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch phù hợp với thực trạng, đảm bảo cân bằng nguồn lực đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch nội địa và khách quốc tế.

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, hệ thống du lịch thông minh

Cần Thơ sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch, xem đây là giải pháp trọng tâm phát triển du lịch trong tình hình mới. Tiếp tục phát huy hiệu quả, phát triển Cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh, tích hợp thêm các tính năng mới hiện đại như: bản đồ du lịch ảo 3D, giới thiệu các điểm du lịch tiêu biểu bằng công nghệ VR3600, Camera 3600, Chatbot… Đồng thời, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về du lịch; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch; triển khai số hóa thí điểm một số điểm đến du lịch, văn hóa - lịch sử, tâm linh; số hóa các lễ hội, sự kiện, festival để khai thác dịch vụ và quảng bá, thu hút khách du lịch… Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, giới thiệu, bán sản phẩm thuận lợi hơn trên môi trường mạng. Nâng cao hiệu quả các hoạt động marketing số; ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng giá trị và sức hấp dẫn của điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch. Ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố Cần Thơ như xây dựng ứng dụng thuyết minh tự động trên thiết bị điện thoại di động thông minh, sử dụng mã QR để hỗ trợ tra cứu thông tin tại các điểm du lịch, di tích tiêu biểu của thành phố...

Thời gian tới, Sở VHTTDL tiếp tục tham mưu UBND thành phố về kế hoạch “Chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, phấn đấu đưa Du lịch Cần Thơ vào nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt, đổi mới công tác quản lý, điều hành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp với xu hướng và trong điều kiện bình thường mới.

Theo Trung Tín

https://canthotourism.vn/vi/detailnews/?t=du-lich-can-tho-san-sang-phuc-hoi-hoat-dong-va-phat-trien-trong-dieu-kien-binh-thuong-moi&id=heritage_330

Tín hiệu khởi sắc cho nền du lịch đường sông TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh

Tín hiệu khởi sắc cho nền du lịch đường sông TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh

(NSMT) - Nhằm giới thiệu hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, du lịch đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ cùng các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trên địa bàn thành phố, đã có buổi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch đường sông của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh vào tối 03/11 tại Nhà hàng Sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Cà Mau ứng dụng công nghệ số trong ngành du lịch đạt hiệu quả cao

Cà Mau ứng dụng công nghệ số trong ngành du lịch đạt hiệu quả cao

(NSMT) - Thời gian qua, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã ứng dụng công nghệ số để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, nhằm hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với doanh nghiệp và du khách.

Khám phá Top 6 Resort ở Phú Quốc có hồ bơi riêng với Traveloka

Khám phá Top 6 Resort ở Phú Quốc có hồ bơi riêng với Traveloka

Phú Quốc là thiên đường nghỉ dưỡng không thể bỏ qua, với cảnh sắc mê hoặc và những resort tiện nghi. Hãy cùng khám phá top 6 resort có hồ bơi riêng đẳng cấp tại đảo ngọc mà bạn dễ dàng đặt phòng qua Traveloka.

Vĩnh Long tìm giải pháp phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng

Vĩnh Long tìm giải pháp phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng

(NSMT) – Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long vừa phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Công ty Tân Hiệp Phát II tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch đặc trưng Vĩnh Long”.

“Những dòng sông nhớ” giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hoá, du lịch đặc trưng của TP Ngã Bảy

“Những dòng sông nhớ” giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hoá, du lịch đặc trưng của TP Ngã Bảy

(NSMT) - Tối 28/6, Ủy ban nhân dân TP. Ngã Bảy đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư TP. Ngã Bảy năm 2024 với chủ đề “Những dòng sông nhớ”. Ngày hội diễn ra trong 2 ngày 28 – 29/6 tại khuôn viên bờ hồ Ngã Bảy (khu vực VI, phường Ngã Bảy, TP Ngã Bảy).

Cù lao Tân Lộc điểm du lịch miệt vườn lý tưởng xứ Tây Đô

Cù lao Tân Lộc điểm du lịch miệt vườn lý tưởng xứ Tây Đô

(NSMT) - Chiều 7/6, tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ long trọng tổ chức khai mạc Ngày hội Vườn trái cây Tân Lộc năm 2024. Ngày hội diễn ra từ ngày 7/6 - 10/6/2024 (nhằm ngày 2/5 đến 05/5 âm lịch) với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.

Đề xuất sản phẩm du lịch lễ hội văn hoá sông nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đề xuất sản phẩm du lịch lễ hội văn hoá sông nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Xây dựng sản phẩm lễ hội văn hóa sông nước là một hướng đi khai thác tiềm năng văn hóa đặc sắc của tỉnh Sóc Trăng. Trên sông Maspero có thể xây dựng sản phẩm Lễ hội Sông Trăng hàng năm. Giai đoạn 2026-2030 sẽ liên tiếp tổ chức 5 lễ hội, mỗi năm có một chủ đề riêng để giới thiệu về tiềm năng, sản phẩm du lịch và các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, của 3 dân tộc Kinh-Khmer-Hoa. Mỗi lễ hội sẽ có nhiều tiểu đề tích hợp các tiềm năng, sản phẩm và dịch vụ du lịch nhất định, vừa mang tính truyền thông, vừa kích cầu du lịch Sóc Trăng.