Ẩm thực

Du lịch “không chạm” - hướng mở cho ngành du lịch

Thứ hai, 20/12/2021, 16:07 PM

Dịch bệnh COVID-19 đã lấy đi gần như toàn bộ thành quả mà các doanh nghiệp du lịch (DL) gầy dựng trong hàng chục năm qua. Việc bao phủ vaccine là yếu tố quan trọng để dần phục hồi ngành "công nghiệp không khói". Trước mắt, có thể triển khai mô hình DL “không chạm” để thích ứng dần.

Hoạt động trong khó khăn

Vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Du lịch An Giang, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư du lịch Helen Phan, ông Phan Phạm Cảnh Toàn cho rằng, trải qua 4 đợt dịch COVID-19, DL được xem là ngành chịu tác động nặng nề nhất. “Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ từng chia sẻ rằng, đại dịch đã lấy đi toàn bộ những thành quả của Vietravel trong 20 năm qua. Các chuyên gia DL nhận định, nếu có phục hồi thì 5-10 năm sau, DL mới trở lại bằng thời kỳ 2019. Tại An Giang, ngoài dịch vụ lưu trú còn gắng gượng, các dịch vụ lữ hành, điểm đến gần như bế tắc” - ông Toàn nhận định.

Trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, khách sạn Helen Ngọc Giang của Công ty Đầu tư du lịch Helen Phan (đường Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên) vẫn duy trì được hoạt động tương đối, dù lượng khách giảm nhiều so với trước. Cách làm của khách sạn Helen Ngọc Giang là áp dụng mô hình “không chạm” giữa nhân viên và khách lưu trú.

“Khách sạn đã liên hệ, nhờ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang (CDC An Giang) hỗ trợ, hướng dẫn quy trình phòng dịch đạt chuẩn. Nhân viên được tạo điều kiện tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Khách đặt phòng qua Zalo, điện thoại. Quầy lễ tân của khách sạn được giăng dây để tạo khoảng cách an toàn giữa khách và nhân viên. Việc trao đổi giấy tờ, chìa khóa phòng, thanh toán tiền phòng, dịch vụ… đều qua vùng đệm an toàn. Trong suốt quá trình lưu trú, khách không tiếp xúc với nhân viên. Thức ăn, nước uống, nhu yếu phẩm, quần áo giặt ủi… mà khách yêu cầu đều được để ở chiếc bàn trước cửa phòng, khách tự lấy vào phục vụ. Việc trao đổi thông tin đều thực hiện qua điện thoại. Sau khi khách rời đi, phòng khách sạn lập tức được vệ sinh, khử khuẩn” - ông Toàn chia sẻ.

Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm trong rừng tràm Tân Tuyến

Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm trong rừng tràm Tân Tuyến

Từ mô hình “không chạm” của khách sạn Helen Ngọc Giang, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch An Giang Phan Phạm Cảnh Toàn đề xuất áp dụng “không chạm” cho các dịch vụ lữ hành, điểm dừng chân, khu DL, dịch vụ lưu trú, nhằm từng bước phục hồi ngành DL An Giang. “Cơ sở quan trọng để phục hồi DL là tỷ lệ tiêm phủ vaccine ngừa COVID-19 ở An Giang cũng như cả nước đạt cao. Trong khi đó, hầu hết các địa phương trong nước đều đang ở cấp độ dịch 1 (vùng xanh, bình thường mới) hoặc cấp 2 (vùng vàng, nguy cơ thấp), tạo thuận lợi trong việc đưa khách qua lại các địa phương” - ông Toàn nhấn mạnh.

Khai thác thêm các loại hình du lịch mới

Theo ông Phan Phạm Cảnh Toàn, mô hình DL “không chạm” có nghĩa là khi triển khai các dịch vụ vận chuyển, nghỉ chân, lưu trú, tham quan, ăn uống, du khách đều không tiếp xúc trực tiếp với người địa phương, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh. “Tỉnh An Giang cần trao đổi, thống nhất với các tỉnh, thành phố là ở cấp độ dịch nào thì được đưa khách qua lại giữa các địa phương; quy định xét nghiệm COVID-19 như thế nào. Phương tiện chở du khách được dừng ở những điểm dừng chân, điểm ăn được đặt trước. Các điểm ăn phục vụ riêng từng đoàn khách, thức ăn được chuẩn bị sẵn để khách tự chọn, tự ăn, tự phục vụ. Đoàn khách nào ăn xong là di chuyển ngay; việc thanh toán tiền qua ứng dụng ngân hàng, ví thanh toán điện tử. Ở các điểm đến DL, chủ yếu để khách tự do khám phá hoặc qua hướng dẫn viên của đoàn. Khách muốn sử dụng các dịch vụ, mua đặc sản, quà lưu niệm, có thể áp dụng hình thức thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt” - ông Toàn gợi ý thêm.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch An Giang, mô hình DL “không chạm” thực chất là áp dụng thông điệp “5K” nâng cao trong quy trình phục vụ. Mô hình giúp từng bước phục hồi ngành DL An Giang mà vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. “Các cơ quan quản lý nhà nước cùng với Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp DL cùng thống nhất đưa ra các tiêu chí phục vụ “không chạm”, tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị, nhân viên cùng thực hiện. Điều quan trọng là các địa phương cần thống nhất quy định, cách làm để doanh nghiệp DL dễ thực hiện” - ông Toàn đặt yêu cầu.

Bên cạnh các loại hình DL truyền thống, có thể áp dụng DL “không chạm” cho những mô hình DL mới, như: DL dã ngoại, DL tự khám phá, DL trải nghiệm thiên nhiên… “An Giang có nhiều lợi thế, cảnh đẹp thiên nhiên mà nơi khác không có được, đặc biệt là vùng Bảy Núi và các khu rừng tràm rộng lớn.

Điển hình như ở rừng tràm Tân Tuyến (huyện Tri Tôn), có thể phát triển loại hình cắm trại dã ngoại qua đêm, trải nghiệm các loại hình, như: Đặt rập bắt chuột, đổ trúm lươn, giăng lưới, câu cá… rồi tự thưởng thức chiến lợi phẩm của mình. Đơn vị quản lý ở những điểm trải nghiệm này có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn cho du khách; thiết kế các dịch vụ, chế biến đặc sản, phục vụ thức ăn, nước uống, cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu du khách, còn lại để cho khách tự trải nghiệm, phục vụ” - anh Nguyễn Phước Thiện (thường gọi Thiện Mekong), người tổ chức đưa nhiều đoàn khách đến An Giang DL theo hình thức trải nghiệm chia sẻ.

Theo Ngô Chuẩn

Link bài gốc tại Báo An Giang online

Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?

Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?

Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.

Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban

Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban

Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.

Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng

Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng

Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.

Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.

Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình

Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình

(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.

Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).

Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.