Nếp nhà

Gần 10 năm, con sẽ thôi sụt sịt để cha được siêu thoát

Chủ nhật, 14/05/2023, 09:01 AM

Cha yêu thương! Giờ con sẽ thôi sụt sịt, con sẽ không gào khóc nữa để cho linh hồn cha được siêu thoát, con biết lá thư này con viết sẽ không bao giờ gửi tới được cho cha.

Cha ơi! Một mùa xuân đã đi qua, nhường chỗ cho mùa hạ đến. Nắng tháng vẫn 5 rụt rè, chắc là còn đợi tiếng ve gọi hè, những chùm phượng vĩ còn xanh ngắt lối về nhà. Con ngồi lặng lẽ bên rèm cửa thưa để viết lá thư gửi cho cha. Một lá thư con viết bằng tất cả tình yêu thương dành tặng cho cha.

Thời gian lặng lẽ trôi đi, chẳng phải là con không nhớ tới cha ơi... Bởi mỗi khi con đặt bút lên trang giấy cứ nghẹn lời và những giọt nước mắt cứ rơi… đau lắm… thương lắm. Cha ơi, ở thế giới xa xôi ấy trời lất phất mưa có làm ướt thân thể cha nhiều không? Những lớp đất sâu dày như vậy cha có thấy nặng lắm không cha? Mỗi khi trái gió trở trời ai là người lấy nước, thuốc cho cha? Ai là người xoa bóp cho cha? Cha ơi! Sao cha bỏ mẹ con con để vượt gió theo mây về với tổ tiên, với bà nội, về nơi cõi Phật?

Cha yêu thương! Dẫu con biết rằng “Sinh, ly, tử, biệt” ai cũng một lần trong đời. Cha… cha ơi… con biết tìm đâu nữa thuở một thời vòng tay ấm áp cha yêu ôm ấp con. Ôi! Cảm giác cưng ấy giờ chỉ còn niềm đau thương lắm. Trong suốt cuộc đời, cha không may mắn như bao người đàn ông khác, cha không được sống trong sự giàu sang, vui vẻ, mạnh khỏe.

page-0917

34 tuổi, khi chưa đi qua được nửa chặng đời người, cha phải sống chung với căn bệnh quái ác. Những ngày thời tiết thay đổi, có những ngày mưa ngâu rả rích hay những trưa hè nắng gắt, những cơn đau vật vả lại hành cha. Cha ơi! Giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho cha thì hay biết mấy? Con ước con có thể đổi tuổi trẻ thơ ngây của con để lấy lại những nụ cười, lấy lại những cái ôm, lấy lại bờ vai ấm áp của cha, lấy lại sự sống cho cha.

Cha yêu thương! Vậy là đã 09 năm 04 tháng 18 ngày rồi cha - ngày mà cha rời xa con mãi mãi. Con nhớ ánh mắt, nụ cười, nhớ giọng nói trầm ấm thân thương, nhớ chiếc áo cũ rích sờn vai cha mặc và nhớ đôi dép tổ ong cha hay đi. Con thèm lắm cái cảm giác được ngồi sau xe đạp cha chở con đi chơi, đi học. Cha mua cho con những cái kẹo mút, cha gọi con dậy ăn sáng, cha dạy con học bài. Cha ôm ấp con vào lòng, vỗ về, ngợi khen khi con được cô giáo chấm điểm 10 và đạt học sinh giỏi… Con thèm lắm … thèm lắm cha ơi!

Giờ con lớn khôn hơn nhiều, con nhớ những lúc cha còn sống cho luôn nhắc nhở con cách yêu thương con người, cách sống cho phải đạo nghĩa. Bởi thế, con gái của cha luôn cố gắng học tập tốt để trở thành một bác sĩ giỏi có tay nghề cao để chữa bệnh cho cha, cải thiện kinh tế, để phụng dưỡng mẹ và bước tiếp những bước đường mà tuổi trẻ của cha còn đang dang dở. Cha đã dành cho con một con đường sáng ngời - đó là con đường tri thức chứ không phải con đường đen tối của tiền bạc. Con cố gắng học thật giỏi để sau này vững vàng trong cuộc sống làm được điều con mơ ước và như thế cha sẽ rất vui, rất tự hào về con gái của cha.

Cha ơi! Cha đâu rồi? Mỗi khi con nhớ cha thì con phải làm sao mới được gặp cha? Ước gì con còn cha. Ở nơi phương trời xa cha có biết chăng con đang khóc vì những bạn cùng trang lứa con ai cũng còn cha hết. Những lúc con mệt mỏi nhất, con thành công hay thất bại con gọi cha, cha có nghe không?

Cha trả lời con đi cha? Cha ích kỷ thế? Cha bỏ con ở lại giữa đời tiếc thương. Hiếu thân oằn nặng bao giờ trả xong, hả cha? giờ đây khi con vấp ngã con phải tự mình đứng dậy, bước tiếp bằng đôi chân của mình, sẽ không có ai nâng đỡ, chở che, động viên nữa vì cha đã rời xa con mãi mãi.

 Giờ con phải lớn thật rồi, thay mẹ hiền chăm sóc em thơ khi mẹ đi làm xa nhà. Một mình mẹ chăm sóc hai con, hy sinh tuổi xuân (dù lúc đó mẹ đang ở độ tuổi 27 tuổi xuân sắc) ở vậy làm tròn phận cha. Con cảm ơn cha vì cha luôn là tấm gương sáng để con noi theo. Cha cho con nghị lực sống để vươn lên và vượt qua tất cả.

Cha yêu thương! Giờ con sẽ thôi sụt sịt, con sẽ không gào khóc nữa để cho linh hồn cha được siêu thoát, con biết lá thư này con viết sẽ không bao giờ gửi tới được cho cha. Nhưng con luôn hứa với cha rằng con sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày. Con thành kính thắp nén hương trước ngôi mộ nhỏ của cha, để nguyện cầu cho cha ở bên kia thế giới không còn bệnh tật nữa, cha sẽ thoát khỏi cuộc sống đau thương. Vâng! Cha hãy giữ gìn sức khỏe và yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu, cha nhé. Con luôn nhớ và yêu thương cha nhiều lắm!

Con gái yêu của cha,

Nguyễn Thị Hà Thành

*Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt

Bài dự thi cuộc thi viết Cha và con gái

Tác giả: Nguyễn Thị Hà Thành

Địa chỉ: Lớp 8A trường THCS Kim Đường, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban Tổ Chức  
Cùng nhau vượt khó

Cùng nhau vượt khó

(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn mang theo nguồn năng lượng hỏa, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Có một số lỗi phong thủy khi đặt bếp nấu mà nhiều gia đình Việt thường mắc phải.

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?