Dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của chuối với sức khỏe

Thứ sáu, 06/05/2022, 08:43 AM

(NSMT) - Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến, giá thành rẻ nhưng lại mang tới rất nhiều lợi ích cho con người.

Chuối là loại thực vật thuộc họ Musa có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng nhiều ở các khu vực ấm áp. Chuối là loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients cung cấp lợi ích cho tiêu hoá, sức khoẻ tim và giảm cân. Bên cạnh đó, chuối cũng là một món ăn vặt rất tiện lợi có thể thay thế cho một bữa ăn nhẹ nếu không kịp chuẩn bị đồ ăn cho chuyến đi đường dài.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong chuối xanh chứa thành phần tinh bột kháng được lên men ở ruột già để tạo thành butyrate, một axit béo chuỗi ngắn có tác dụng có lợi cho sức khỏe đường ruột. Chuối chín chứa pectin hòa tan trong nước, cả pectin trong chuối chín và tinh bột kháng trong chuối xanh đều giúp cho lượng đường trong máu sau bữa ăn không bị tăng lên.

Chuối cung cấp năng lượng tức thời vì chứa nhiều carrbohydrate và protein khiến cơ thể hoạt động linh hoạt và giúp giảm triệu chứng chuột rút cơ bắp, đó là lý do tại sao những người trong quá trình tập luyện cho cơ thể săn chắc đều lựa chọn chuối để xếp vào thực đơn của mình.

Chuối giàu kali cung cấp cho cơ thể đặc biệt tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh huyết áp cao và bệnh về tim mạch, chức năng thận và đối với trẻ em khi trưởng thành, lượng kali trong trái chuối có khả năng giúp giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương.

Vitamin B6 trong trái chuối có tác dụng hỗ trợ các hoạt động trao đổi chất của cơ thể trẻ, hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch và hệ thần kinh, đồng thời vitamin B6 còn được biết tới là chất giúp chuyển hóa một số amino acid và vitamin khác.

Vitamin C trong chuối giúp cơ thể bạn chữa lành các tổn thương tế bào và mô, hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt, hỗ trợ sức khỏe não bộ bằng cách sản xuất serotonin – một loại hormone ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, tâm trạng và trải nghiệm căng thẳng sau cơn đau.

Dopamine là một hợp chất được tìm thấy trong trái chuối không vượt qua hàng rào máu não và hoạt động như một chất chống oxy hoá không giống như ở loại thực phẩm khác với tính chất dẫn truyền xung thần kinh máu não gây ảnh hưởng tâm trạng. Ngoài ra chuối còn chứa Catechin, một flavonoid chất oxy hoá có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Chuối là một loại thực phẩm ít calo với nhiều chất xơ giúp hỗ trợ mục tiêu giảm cân với khoảng 3 gam chất xơ cho mỗi 100 calo, chuối là một lựa chọn tuyệt vời để cảm thấy hài lòng mà không ăn quá nhiều, bạn có thể chọn chuối làm một bữa ăn nhẹ hoặc ăn sáng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chuối còn là cứu tinh cho chị em để có làn da khỏe đep vì một trái chuối cỡ trung bình cung cấp khoảng 13% nhu cầu mangan hàng ngày của bạn, mangan giúp cơ thể tạo ra collagen và bảo vệ da cũng như các tế bào khác chống lại tác hại của các gốc tự do.

Ngoài ra, vỏ chuối chứa các hóa chất thực vật dưới dạng chất chống oxy hóa, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền và dân gian như một chất khử trùng và chống viêm để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương như vết cắn, vết bỏng nhẹ và cháy nắng, bạn có thể dùng mặt trong của vỏ chuối ép lên vết thương trong vài phút.

Bạn có thể chế biến chuối thành các món ăn thơm ngon như sinh tố bơ chuối, sữa chuối yến mạch để bữa ăn đa dạng hơn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Tuy nhiên việc sử dụng chuối trong chế độ ăn hàng ngày cũng cần có lưu ý, khi chuối chín kỹ có lượng đường cao nên những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn chuối quá chín khiến lượng đường tăng cao. Khi bảo quản chuối không nên để chuối xanh trong tủ lạnh vì sẽ làm hỏng quá trình chín bình thường của trái chuối gây ảnh hưởng chuyển hóa dưỡng chất.

Mộc An (T/H)  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.