Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 5 -11 tuổi trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19

Thứ bảy, 23/04/2022, 10:43 AM

(NSMT) - Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 cha mẹ cần bồi bổ dinh dưỡng cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn và kiêng một số thực phẩm.

Theo kế hoạch của Bộ Y tế, trong quý II, Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng hơn 8 triệu trẻ trong độ tuổi từ 5 - 11 tuổi. Hiện nay, một số tỉnh thành đã triển khai tiêm phòng vaccine cho nhóm trẻ trên. Tính tới ngày 20/4, đã có 88.820 liều (mũi 1) tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi.

Hai loại vắc xin được sử dụng tiêm cho trẻ là Pfizer (trẻ 5 - 11 tuổi) và Moderna (trẻ 6 - 11 tuổi)

Hai loại vắc xin được sử dụng tiêm cho trẻ là Pfizer (trẻ 5 - 11 tuổi) và Moderna (trẻ 6 - 11 tuổi)

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Dung (Khoa dinh dưỡng, BV Bệnh Nhiệt Đới TƯ) cho biết, bác sĩ đã thấy rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn về cách chăm sóc cho trẻ trước khi tiêm.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nên ăn nhẹ trước khi đi tiêm. Phụ huynh lưu ý không cho trẻ nhịn đói nhưng cũng không ép trẻ ăn quá no. Bên cạnh đó, vào ngày tiêm, trẻ không nên uống các loại đồ uống như nước ngọt, cà phê, nước tăng lực... Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là ở những nơi có thời tiết nắng nóng, trẻ dễ đổ mồ hôi, nhanh mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm vaccine.

Ngoài ra, trẻ có thể uống viên sủi hoặc siro chứa các loại vitamin mà trẻ đang thường sử dụng vào buổi sáng ngày đi tiêm vaccine. Không tự ý ngừng các loại thuốc uống điều trị bệnh mãn tính mà trẻ đang uống theo chỉ định của bác sĩ.

Theo ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên, Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP.HCM, việc chăm sóc dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ 5-11 tuổi trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vaccine.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn uống tốt, nên cho trẻ ăn nhẹ trước khi tiêm phòng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ tránh để trẻ uống các chất kích thích trước và sau khi tiêm.

“Cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và đa dạng các loại thực phẩm. Tiếp đó, tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn phù hợp như các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (súp, cháo, sữa)… và ưu tiên các món ăn hợp khẩu vị của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu thì nên chia nhỏ bữa ăn để dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn”, BS Tiên nói.

Theo BS Tiên, sau tiêm cha mẹ nên ưu tiên cho các bé ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, rau xanh, trái cây và các lợi khuẩn đường ruột như sữa chua.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi tiêm vaccine Covid-19, người lớn cần đặc biệt chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn khi chế biến thực phẩm. Phụ huynh nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, tiêu chuẩn sản xuất rõ ràng. Thức ăn cần nấu chín kỹ, nấu xong ăn ngay, không cho trẻ ăn các món chưa chín kỹ hoặc tái sống, thức ăn để lâu ngày… dễ gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo chức năng miễn dịch tối ưu (Ảnh minh họa)

Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo chức năng miễn dịch tối ưu (Ảnh minh họa)

Sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng mệt mỏi, đau chỗ tiêm, đặc biệt là sốt nên cần phải bổ sung nước đầy đủ. Uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt hơn để cung cấp đủ oxy cho các tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cung cấp đủ nước cũng giúp chống lại tác dụng phụ là mệt mỏi và đau nhức cơ bắp.

“Nên cho trẻ uống nước lọc, nước canh, nước rau… Ngoài ra, các loại nước trái cây như cam, chanh, bưởi… cũng rất tốt vì vừa cung cấp nước vừa bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, sốt sau tiêm là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Lúc này, trẻ cần uống dung dịch oresol pha theo hướng dẫn để phòng ngừa mất nước”, BS Tiên khuyến cáo.

Thúy Ngà  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.