Halloween là ngày gì và nguồn gốc, ý nghĩa ra sao?
(NSMT) - Halloween là ngày gì? Nguồn gốc ngày Halloween cũng như ý nghĩa nhân văn của ngày lễ này lại rất ít người biết đến. Cùng tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh lễ hội Halloween trong bài viết dưới đây nhé.
Halloween là tên viết tắt của cụm từ All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước ngày lễ các thánh (hay còn được gọi là lễ hội Hóa Lộ Quỉ) là một lễ hội thường niên được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 Dương lịch hằng năm.
Mặc dù trên cơ bản nội dung cơ bản có nghĩa như vậy, nhưng bên cạnh đó còn có những nội dung và ý nghĩa khác đi cùng. Halloween là một ngày lễ có nguồn gốc từ người Celt Kitô giáo Tây Phương được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hằng năm là buổi tối Vọng Lễ các Thánh.
Halloween vào ngày 31 tháng 10 và tiếp sau đó là ngày 1 tháng 11, ngày 2 tháng 11 lần lượt với các tên gọi Vọng Lễ các Thánh, áp lễ các Thánh và lễ Các Đẳng Linh Hồn được nhóm lại chung thành Tam Nhật Các Thánh. Mục đích của lễ hội này chính là mừng cho vụ mùa kết thúc hay chính là đánh dấu dự chuyển mùa cũng như tôn kính, tưởng nhớ các vị Thánh và các linh hồn chưa được lên thiên đàng.
Đối với người Celt hay Kitô giáo, Halloween là dịp tưởng nhớ những người đã chết, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".
Vào dịp này họ sẽ cùng nhau đến nhà thờ tham dự lễ rồi cầu nguyện và tới các ngôi mộ để thắp nên tưởng nhớ người đã khuất. Có thời gian họ đã từng kiêng ăn thịt vào đêm Halloween dẫn đến một truyền thống cũng như thói quen ăn các món nhất định như táo, bánh kếp khoai tây, hay bánh ngọt linh hồn. Cách nhìn phổ biến cho rằng, truyền thống của Halloween có nhiều điểm giống với lễ hội Samhain của người Gael nhưng một số nhà hàn lâm cho thấy Halloween là lễ hội độc lập từ Kitô giáo.
Dù có tính ma mị nhưng vào ngày này trẻ em tham gia rất nhiều, với sự tinh nghịch của mình chúng sẽ mặc những bộ trang phục được biến tấu hóa trang có vẻ hơi đáng sợ và đến gõ cửa từng nhà xin bánh kẹo, đớp táo, đùa cợt hoặc có khi là kể chuyện kinh dị. Ngoài ra còn có các hoạt động tham dự lễ hội hóa trang hay khắc bí ngô thành những chiếc lồng đèn mặt quỷ và còn đốt lửa hoặc xem phim kinh dị.
Biểu tượng của Halloween có thể là củ cải hoặc bí ngô, những loại sản phẩm này đều được khắc hình đèn lồng mặt quỷ có cắm nến cháy bên trong thể hiện giống như những linh hồn đang phải chịu tội. Thường là người Ireland và Scotland sẽ sử dụng củ cải còn những người Bắc Mĩ nhập cư sẽ sử dụng trái bí ngô, một loại trái có sẵn và kích thước lớn dễ khắc. Và cho đến giờ thì vào mỗi dịp Halloween hình ảnh trái bí ngô là một hình ảnh vô cùng quen thuộc.
Bên cạnh những hình ảnh biểu tượng còn là trang phục, họ sẽ dũng những trang phục được hóa trang một cách siêu nhiên, ma mị, kinh dị và còn có cả mặt nạ ma quỷ đáng sợ đi kèm. Màu sắc chủ đạo trong Halloween là 2 màu đen và cam, có khi có thêm màu tím.
Nguồn gốc của những hình ảnh và trang phục này xuất hiện từ những phong tục tập quán, hay thuyết mạt thế hoặc hư cấu, hoặc cả từ văn học kinh dị nhằm nhắc nhở đời người không bền vững. Người Celt cổ thường tin rằng ngày này là ngày trong năm mà các linh hồn có thể trở về và tự do đi lại. Tuy vậy thì hiện nay nhiều nơi trên thế giới có tổ chức Halloween nhưng chủ yếu mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn là ý nghĩa thực sự của nó.
Những cánh diều hòa cùng không khí kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau
(NSMT) - Sáng 16/11, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND Huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội thả diều nghệ thuật năm 2024 tại thị trấn Sông Đốc.
Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày 20/11
(NSMT) - Tối 14/11, Ban Chấp hành Đoàn Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức đêm Gala Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Còn đâu mái ấm gia đình!
Chỉ vì níu kéo tình cảm không thành, trong cơn ghen tuông mù quáng, Phan Việt Cường (41 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) dùng hung khí nguy hiểm ra tay tàn nhẫn với vợ. Nhưng nhát dao oan nghiệt lại đâm trúng vào đứa con bé bỏng đang nằm ngủ bên cạnh, khiến cháu phải rời bỏ cõi đời khi chưa tròn 2 tuổi. Trả giá cho hành động nông nổi, tàn ác, Cường phải lãnh mức án 17 năm tù về tội giết người.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.