Sách

Hiểu hơn về chùa và phong tục tập quán của bà con Khmer Nam Bộ

Chủ nhật, 27/08/2023, 18:43 PM

Trong đời sống thường ngày, nhiều người thích đến những ngôi chùa hay tham gia các lễ hội của bà con Khmer Nam Bộ vì những vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Giờ đây, có thêm một cuốn sách giúp hiểu hơn về chùa và những phong tục này. Ðó là khi lần giở 136 trang sách “Chùa và những phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ” của nhà văn Thạch Sene (hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian TP Cần Thơ, hội viên Hội Các dân tộc thiểu số TP Cần Thơ), do NXB Ðồng Nai liên kết với Ðam Books xuất bản vào quý III-2023.

Ngôi chùa là niềm tin của bà con Khmer

Theo nhà văn Thạch Sene, người Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa nên họ rất sùng bái, trọng vọng ngôi chùa và các tu sĩ trong chùa: “Ngôi chùa là điểm tựa, là niềm tin của tất cả mọi người Khmer, dù nam hay nữ, già hay trẻ đều muốn đến chùa để thắp hương cầu phước cho bản thân và những người thân. Bởi họ quan niệm cuộc sống trần gian là tạm bợ, phía bên kia mới là cõi Niết bàn và ngôi chùa chính là trung gian, sự gắn kết nối liền hai phía”.

sach

Tác giả cho rằng, dù cuộc sống còn khó khăn, bà con vẫn tự nguyện đóng góp để xây dựng ngôi chùa của phum sóc mình thật đẹp, khang trang, lộng lẫy vì theo họ đó là khoản ước đảm bảo hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và ở cõi vĩnh hằng.

Nhà văn mô tả: “Khi có dịp đến thăm hoặc đi ngang qua vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, đặc điểm nổi bật để ta nhận biết, đó là mái chùa. Mái chùa cao vút, uy nghi, lộng lẫy nằm ẩn hiện trong khu vườn cây sao, cây dầu, cây thốt nốt… Với quan niệm sống “Ðời là đạo, đạo là đời”, từ ngàn đời nay, ngôi chùa đã trở thành chỗ dựa tinh thần của người Khmer, là không gian yên tĩnh, thiêng liêng nhất của đồng bào trong phum sóc”.

Tác giả khẳng định, ngôi chùa Khmer gắn liền với các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, các hình thức nghệ thuật điêu khắc, hội họa, âm nhạc, ca múa, sân khấu dân gian… góp phần không nhỏ làm phong phú thêm văn hóa Nam Bộ và văn hóa dân tộc nói chung.

Từ những khái quát trên, nhà văn Thạch Sene đi sâu giới thiệu, mô tả, phân tích ý nghĩa của “Kiến trúc chùa Khmer”, “Chùa và tín ngưỡng thờ cúng”, “Chùa - học hành”, “Chùa - giao lưu văn hóa”, “Nước trong tín ngưỡng người Khmer”.

Ví dụ, ở trang 16, tác giả viết: “Khác với Phật giáo Ðại thừa thờ nhiều Phật và các vị Bồ tát khác nhau, Phật giáo Tiểu thừa chỉ thờ duy nhất Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni ở chánh điện. Vì vậy, trong chánh điện của chùa Khmer bài trí khá đơn giản. Ở vị trí chính yếu là bệ thờ tượng phật Thích Ca Mâu Ni”. Hoặc ở trang 41: “Người Khmer còn có câu “Mất chữ, mất gốc thì mất dân tộc; tôn giáo tiêu tan thì con người phải chết”. Câu nói cho thấy tinh thần, ý thức giữ gìn tiếng nói của dân tộc. Do vậy, bên cạnh học tiếng phổ thông, con em dân tộc Khmer còn phải vào chùa học chữ Khmer”.

Nhiều phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc

Ở chương này, tác giả giúp người đọc thưởng ngoạn 17 lễ và tục khác nhau của bà con Khmer: Tục cưới hỏi và cắt hoa cau, Lễ cúng Neak Ta và Lễ hội Thala, Lễ đắp núi cát, Lễ cúng trăng (Ok-Om-Bok), Lễ tạ ơn, Tết mừng năm mới (Chôl Chnăm Thmây), Tín ngưỡng thờ thần Neak Ta, Lễ rước Sâng Kran, Lễ kiết giới, Lễ tang, Lễ hạ cốt, Lễ xuống đồng, Lễ nhập hạ - Lễ xuất hạ, Lễ ngàn núi, Lễ xúc hồn, Lễ cúng dừa, Lễ dâng y Kathian.

Xin trích về Lễ ngàn núi (Bean Phnom Ponn): “Ðây là lễ làm phước với mục đích xin lỗi các thú vật tha lỗi cho con người. Theo quan niệm dân gian, người Khmer cho rằng đối với mọi sinh vật hiện hữu, họ đều có lỗi vì đã đánh, đuổi, bắt chúng để ăn thịt, bảo vệ mùa màng, bảo vệ sức khỏe. Họ lo sợ sau này khi chết đi, những con thú này sẽ bám lấy họ để trả thù và linh hồn họ phải xuống mấy tầng địa ngục. Do đó, hằng năm, bà con trong phum sóc hùn tiền lại với nhau để tổ chức lễ Bean Phnom Ponn… Lễ kéo dài 2-3 ngày dưới sự hướng dẫn của A-cha và các sư sãi. Trước hết, mọi người chọn một bãi đất trống cất tạm nhà hội để làm lễ. Trước nhà hội là một khoảng sân lớn, nơi đó được dựng tạm bàn thờ có tượng Phật, xung quanh đắp những núi cát, mỗi núi cách nhau 1m. Trên núi có cắm cây hoặc tre làm hàng rào. Người Khmer gọi đó là “Núi ngàn”. Họ tin rằng những hạt cát đắp núi sẽ giải thoát được một kẻ có tội nơi trần thế. Với ý nghĩa đó, họ hăng say đắp núi cát mong Ðức Phật ban phước lành cho mọi người”.

Chương 3, tác giả giới thiệu các loại hình văn hóa nghệ thuật của bà con Khmer, gồm: Nghệ thuật sân khấu và kịch múa dân gian, Văn hóa dân gian Khmer, Âm nhạc, Văn hóa gia đình, Trang phục, Văn hóa ẩm thực.

Ðặc biệt, bài mở đầu chương này, gây tò mò: “Vì sao người Khmer làm ghe kiểu rắn?”. Theo tác giả, người Khmer Nam Bộ quen sống vùng sông nước nên họ có nhiều loại phương tiện để đi trên sông nước như thuyền Xa chuông, thuyền Póc chai, thuyền Xom pâu và đặc biệt là chiếc ghe Ngo hình thù giống con rắn mà người Khmer thường dùng để đua trong các lễ hội.

Người xưa kể, ghe Ngo đã có ở đồng bằng này từ 700-800 năm trước. Một bài hát dân gian Khmer đã nói về nguồn gốc chiếc ghe Ngo: “Ngày xưa đến ở nơi đây / Rừng đầy thú dữ, rắn bò thi nhau / Ði lại trên chiếc thuyền sao / Con thuyền độc mộc dềnh dàngtrên sông”.

Tác giả kể: “Hình ảnh con rắn trườn trên mặt nước phản ánh giống chiếc ghe Ngo, bởi chiếc ghe Ngo tạo dáng giống như con rắn thật. Ngày xưa dân Khmer phải lên tận Krachierk ở Campuchia để tìm những cây sao thật to về đóng ghe Ngo. Việc đi tìm cây sao về đóng ghe Ngo thời đó cũng lắm gian nan, vất vả, rừng đầy thú dữ, sông lắm cá sấu, mỗi lần đi phải mất 5-7 người do cọp bắt, sấu ăn. Ðể dọa thú dữ, người Khmer tạo dáng chiếc ghe Ngo theo hình tượng rắn bò”. Trong chiến tranh, ghe Ngo được dùng làm phương tiện chiến đấu, tiếp tế lương thực. Thời bình ghe Ngo dùng để giúp vui, giải trí và để biểu dương sức mạnh của dân tộc, nhất là vào những ngày lễ Tết”.

Ở phần phụ lục, công trình này giới thiệu ba nơi lưu giữ giá trị văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Ðó là Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, Làng Văn hóa - Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh và Bảo tàng Văn hóa Khmer Sóc Trăng. Du khách gần xa, ngoài tham quan chùa, tham gia lễ hội, khi đến với những địa chỉ này, sẽ có dịp suy tư, chiêm nghiệm tiếp về những nét đẹp văn hóa độc đáo của bà con Khmer.

Cuốn sách này đã góp phần khắc họa đậm đà hơn câu chuyện dân tộc Khmer Nam Bộ trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, đang sinh sống chủ yếu ở Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ… Ðể kết thúc, xin chia sẻ nhận xét của Chủ tịch Ðam Books, đơn vị liên kết xuất bản tác phẩm này, ông Nguyễn Bá Nha: “Cuốn sách “Chùa và những phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ” của tác giả Thạch Sene là một tác phẩm văn học nhưng có hàm lượng khoa học và giá trị văn hóa dân gian”.

Theo Huỳnh Kim/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.

Mùa vu lan nhớ mẹ

Mùa vu lan nhớ mẹ

An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.

Nhiều sách hay dịp hè

Nhiều sách hay dịp hè

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.