Kiên Giang mở rộng quy mô tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định phê duyệt Đề án mở rộng quy mô tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, huyện Tân Hiệp, nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hướng tới đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, quảng bá hình ảnh về đất và người Kiên Giang.
Việc mở rộng quy mô tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, huyện Tân Hiệp, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm nhận diện thực trạng tổ chức Lễ hội Đền Hùng ở huyện Tân Hiệp hiện nay, xây dựng chương trình kịch bản, mở rộng quy mô tổ chức phù hợp với nhu cầu của người dân, xứng tầm với ý nghĩa lịch sử và giá trị của di tích.
Từ đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và định hướng giáo dục chính trị tư tưởng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của địa phương.
Tiết mục trống hội tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, huyện Tân Hiệp. Ảnh: Thế Hạnh (Tỉnh ủy Kiên Giang)
Đề án đưa ra 7 giải pháp thực hiện, gồm: Nâng cao nhận thức tư tưởng của người dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện cơ chế, chính sách; huy động nguồn vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - hạ tầng; tuyên truyền, quảng bá, hợp tác và liên kết phát triển; khai thác các trò chơi, trò diễn, văn hóa nghệ thuật truyền thống, kết hợp các hoạt động văn hóa mới, hình thành tập quán mới; nguồn kinh phí triển khai; phương án tổ chức, điều phối hoạt động lễ hội.
Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (Đền Hùng Tân Hiệp), tọa lạc tại ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, cách Quốc lộ 80 khoảng 2km. Đền do người dân ấp Đông Bình tự nguyện đóng góp thành lập từ năm 1957.
Ban đầu chỉ bằng vật liệu đơn sơ, nơi thờ cúng các vị Vua Hùng để tỏ lòng thành kính, luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Ngày 3/4/2004, Đền được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Đến nay, Đền có diện tích 20.000 m2. Năm 2015, dự án trùng tu, tôn tạo, xây dựng mở rộng Đền được thực hiện bằng phương thức xã hội hóa. Tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp tiền và hiện vật trên 56 tỷ đồng để xây dựng mới ngôi đền với quy mô lớn hơn, đẹp hơn và được khánh thành đúng vào dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016.
Từ năm 2010 đến nay, Lễ hội Đền Hùng Tân Hiệp đã trở thành 1 trong 8 lễ hội tiêu biểu của Kiên Giang, thu hút rất đông người dân trong vùng tới thắp hương, dâng lễ.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.