Nuôi con

Kỹ năng cứu người bị đuối nước

Thứ bảy, 03/06/2023, 17:25 PM

Cứu người bị đuối nước là một hành động dũng cảm. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình thực tế và năng lực của mỗi cá nhân mà có phương pháp, biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ đuối nước khiến nhiều người dân, đặc biệt là trẻ em bị tử vong. Trước thực trạng trên, Bộ Công an đã đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn cho người dân các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ em, cứu người bị đuối nước.

Để phòng ngừa đuối nước cho trẻ em

- Dạy bơi và kỹ năng chống đuối nước cho trẻ. Dạy bơi cho trẻ em là giải pháp phòng, chống đuối nước hiệu quả.

- Khi trẻ tắm tại bể bơi, biển, chơi gần sông, suối, ao, hồ cần có người lớn giám sát; lấp các hố, giếng nước không cần thiết.

Dạy bơi cho trẻ em là giải pháp phòng, chống đuối nước hiệu quả.

Dạy bơi cho trẻ em là giải pháp phòng, chống đuối nước hiệu quả.

- Khi phát hiện người đuối nước, hãy hô hoán và dùng cây sào, phao, dây... để họ bám và kéo vào bờ; không nhảy xuống nước cứu người khi không biết bơi và không có kỹ năng cứu đuối nước.

- Người lớn cần trang bị kiến thức để sơ cứu ban đầu cho người bị đuối nước.

Kỹ năng cứu người bị đuối nước

Tuỳ vào tình hình thực tế và năng lực của mỗi cá nhân mà có phương pháp, biện pháp cứu người bị đuối nước sao cho phù hợp. Để đảm bảo vừa cứu được người bị nạn và vừa an toàn cho người ứng cứu, chúng ta có thể chia ra một số trường hợp sau:

Trong trường hợp người tham gia cứu nạn không biết bơi

Khi người tham gia cứu nạn không biết bơi thì cần phải bình tĩnh suy xét và nhanh chóng quan sát xung quanh tìm những vật có khả năng cứu người như cành cây, can nhựa, phao cứu sinh, dây thừng hoặc các vật thể nổi khác; sau đó đưa (hoặc quăng) các vật dụng đó đến vị trí người bị nạn để họ bám, víu rồi kéo dần người bị nạn vào bờ.

Trường hợp nạn nhân ở gần bờ, người cứu nạn có thể sử dụng tay hoặc cành cây để kéo nạn nhân lên bờ.

Trường hợp nạn nhân ở gần bờ, người cứu nạn có thể sử dụng tay hoặc cành cây để kéo nạn nhân lên bờ.

Trường hợp vị trí của nạn nhân ở cách xa bờ, không thể sử dụng tay hoặc cành cây để cứu, khi đó có thể sử dụng các vật như phao tròn, dây thừng…, nhanh chóng quăng đến vị trí người bị nạn để họ có thể bám vào phao, dây và bơi dần vào bờ.

Trong trường hợp người bị nạn ở quá xa bờ, vượt khỏi tầm quăng đến của các phương tiện cứu nạn như dây thừng, phao kéo… thì người cứu phải bằng mọi cách hô hoán, gọi cứu trợ để cứu người bị nạn một cách nhanh nhất có thể.

Khi người cứu nạn biết bơi nhưng chưa có kỹ năng cứu đuối nước

Để cứu được nạn nhân, người cứu nạn phải thực hiện một số bước sau: Sử dụng phao tròn (phao có dây kéo thì càng tốt) hoặc các vật thể nổi khác để bơi ra gần nạn nhân. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo thì ra ký hiệu cho nạn nhân bám vào phao rồi sau đó vừa bơi vừa kéo phao đưa nạn nhân vào bờ.

Sử dụng phao có dây kéo hoặc dây thừng để cứu người bị nạn.

Sử dụng phao có dây kéo hoặc dây thừng để cứu người bị nạn.

Trường hợp nạn nhân đã đuối sức, người cứu nạn nên tiếp cận nạn nhân từ phía sau, đưa phao (hoặc vật thể nổi) ra phía trước mặt nạn nhân, dùng 2 tay luồn dưới 2 nách nạn nhân từ sau ra trước và bám vào phao đã đặt phía trước, giữ cho đầu nạn nhân nổi và sau đó bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ.

Trong trường hợp không có phao hoặc các vật thể nổi, người cứu nạn có thể sử dụng một sợi dây thừng buộc quanh eo mình và để dư một đoạn có độ dài nhất định để cho nạn nhân bám vào (chiều dài phần dây dư khoảng từ 3 đến 5 mét), đầu dây còn lại sẽ được cố định vào một điểm chắc chắn trên bờ hoặc do một người trên bờ giữ đầu dây.

Sử dụng phao tiếp cận phía sau để cứu nạn nhân.

Sử dụng phao tiếp cận phía sau để cứu nạn nhân.

Khi bơi gần đến vị trí nạn nhân hãy hô to hoặc ra ký hiệu và quăng đầu dây đã để dư cho người bị nạn cầm, sau đó ra ký hiệu cho người trên bờ kéo dây vào hoặc người cứu nạn vừa bơi vừa co dây kéo theo nạn nhân di chuyển dần dần vào bờ.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp cứu đuối nước, nếu nạn nhân đang vùng vẫy mạnh thì người cứu nạn tuyệt đối không được trực tiếp ôm nạn nhân và không để nạn nhân bám vào người mình. Vì khi đó, nạn nhân đang bị hoảng loạn sẽ ôm và siết chặt có thể làm cho cả nạn nhân và người cứu nạn cùng bị đuối nước.

Trường hợp người cứu nạn biết bơi và có kỹ năng cứu đuối nước

Người cứu nạn sẽ bơi tiếp cận từ phía sau nạn nhân, nếu nạn nhân nằm sấp thì tiến hành lật ngửa nạn nhân để phần mặt nhô cao hơn mặt nước. Tiếp đó, dùng 2 tay xốc vào nách nạn nhân từ phía sau rồi bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ.

Bơi ngửa cứu nạn nhân bị đuối nước.

Bơi ngửa cứu nạn nhân bị đuối nước.

Ngoài ra, người cứu nạn có thể dùng 2 tay ôm chặt 2 bên đầu nạn nhân, giữ cho nạn nhân nằm ngửa phần mặt nạn nhân nhô cao hơn mặt nước, người cứu bơi ngửa để đưa nạn nhân vào bờ.

Trong một số trường hợp khi nạn nhân gần chìm, tuỳ vào tình hình thực tế mà người cứu nạn có thể nắm cổ áo, nắm tóc nạn nhân từ phía sau và sử dụng kiểu bơi ếch nghiêng để kéo nạn nhân vào bờ. Lưu ý trong tất cả các trường hợp phải giữ cho mặt nạn nhân luôn ngửa và nổi trên mặt nước.

PV  
Giáo dục giới tính cho con từ khi mấy tuổi?

Giáo dục giới tính cho con từ khi mấy tuổi?

Nhiều cha mẹ né tránh và lo lắng khi trò chuyện với con về các chủ đề liên quan đến tình dục. Tuy nhiên đó lại là vấn đề quan trọng cha mẹ cần định hướng cho con ở một độ tuổi phù hợp.

Con trượt trường chuyên!

Con trượt trường chuyên!

Ra khỏi phòng thi, con gái tôi mặt buồn thườn thượt. Môn cuối cùng, cũng là môn chuyên, môn sở trường, cháu làm lạc đề câu nghị luận xã hội. Từ phút ấy, tôi biết con mình sẽ trượt, bởi môn chuyên nhân hệ số 2, làm lạc đề, điểm thấp, cơ hội đỗ gần như không có.

Nuôi dạy con một có khó không?

Nuôi dạy con một có khó không?

Nhiều người cho rằng con một thường được cha mẹ chiều chuộng từ bế nên ích kỷ, thiếu kỹ năng xã hội và tự coi mình là trung tâm. Tuy nhiên, quan điểm này liệu có đúng?

Làm gì khi con liên tục ăn vạ?

Làm gì khi con liên tục ăn vạ?

Khi trẻ ăn vạ, phụ huynh rất dễ cáu giận. Việc duy nhất cha mẹ cần làm, đó là bình tĩnh trước những đòi hỏi của trẻ từ đó sẽ biết cách xử lý vấn đề sao cho hiệu quả.

Cách dạy con khác biệt của những ông bố nổi tiếng

Cách dạy con khác biệt của những ông bố nổi tiếng

(NSMT) - Dù là người nổi tiếng với đầy đủ tiền tài, danh vọng nhưng những ông bố này cũng không nằm ngoài "cuộc chiến" nuôi dạy con như bất kỳ bậc phụ huynh nào.

Kỳ nghỉ hè đáng nhớ: Anh rửa xe, em làm phụ bếp

Kỳ nghỉ hè đáng nhớ: Anh rửa xe, em làm phụ bếp

11 tuổi, nghỉ hè, Sơn đến làm việc cả ngày tại tiệm rửa xe. Loan, cô em gái kém Sơn 2 tuổi được nhận làm phụ bếp cho một nhà hàng. Buổi sáng, bố chở hai anh em đến chỗ làm bằng xe ô tô; buổi chiều mẹ đón bằng xe… bốn bánh. Nhiều người tự hỏi: đang diễn ra chuyện gì ở gia đình nọ?

5 hành vi làm hư con cái, nguy hại khi thường xuyên thấy bố say xỉn

5 hành vi làm hư con cái, nguy hại khi thường xuyên thấy bố say xỉn

Trẻ em là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Trẻ em thường quan sát mọi thứ và bắt chước hành vi của người lớn. Vì vậy, bất cứ phụ huynh nào cũng cần cẩn thận khi nói hoặc làm gì đó trước mặt trẻ nhỏ.