Startup

Lập nghiệp từ gỗ

Thứ tư, 22/12/2021, 14:52 PM

Vốn có hoa tay lại đam mê yêu thích điêu khắc từ nhỏ, chàng trai Hữu Minh Tài, 27 tuổi, dân tộc Khmer, ngụ xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, quyết tâm học nghề, rồi thạo nghề, mở được cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ tại gia. Với cơ sở của mình, anh không chỉ phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình, mà còn góp phần dạy nghề, tạo việc làm cho một số thanh niên người dân tộc tại địa phương.

Để có tay nghề như hiện tại, Minh Tài đi nhiều nơi để học nghề. Nhờ có căn bản học vẽ tranh từ trước, thêm vào sự tận tình chỉ dẫn của thầy, quá trình vừa học vừa thực hành giúp Tài thạo nghề, quyết tâm mở cơ ngơi cho bản thân, hiện thực hoá ước mơ tự làm chủ của những người trẻ dám nghĩ, dám làm.

Ðối với những người trẻ, đặc biệt là người dân tộc, khi bắt đầu khởi nghiệp thì khó khăn nhất bao giờ cũng là vốn. Ðược sự hỗ trợ của Xã đoàn Hồ Thị Kỷ, anh tiếp cận nguồn vốn vay 45 triệu đồng, dùng số tiền đó mở rộng cơ sở và mua sắm máy móc gia công gỗ được nhanh hơn. Ngoài ra, Xã đoàn còn là “kênh tiếp thị” tìm đầu ra cho các sản phẩm gỗ, giúp mọi người biết đến cơ sở nhiều hơn.

Cơ ngơi sản xuất cũng là nơi trưng bày các sản phẩm gỗ.

Cơ ngơi sản xuất cũng là nơi trưng bày các sản phẩm gỗ.

Hơn 3 năm đi vào hoạt động, từ một cơ sở sản xuất chủ yếu bằng thủ công nay dần mở rộng về diện tích và trang bị nhiều máy móc hiện đại, theo đó các mặt hàng điêu khắc gỗ của cơ sở ngày càng phong phú như: tượng Phật, tượng Thần tài, bàn ghế, đồ lưu niệm, đồ dùng gia đình, lục bình các loại. Tết đến, anh Minh Tài còn chế tác thêm nhiều khay, quả đựng mứt để cung ứng cho thị trường.

Anh cho biết: “Tại đây tôi nhận gia công theo đơn đặt hàng và bán các hàng sẵn có. Chẳng hạn, nếu khách có sẵn gỗ đem lại thì sẽ gia công tạo hình, không thì tự tôi mua gỗ về làm. Giá của mỗi sản phẩm không cố định, tuỳ theo độ tinh xảo, công làm, thời gian để tính, nhưng so với mặt bằng chung thì thấp hơn giá thị trường, do cơ sở chủ yếu lấy công làm lời, không tốn chi phí thuê mặt bằng trưng bày, sản xuất”.

Bên cạnh các loại gỗ quý do khách đặt hàng mang đến gia công, cơ sở còn chế tác nhiều sản phẩm từ các loại gỗ dân dã như gỗ mít, gỗ tràm, tra đỏ, tra xanh, gỗ nhàu. Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh Minh Tài có tay nghề điêu luyện, các sản phẩm anh làm ra đều rất bắt mắt, đặc biệt là những chi tiết nhỏ được đục đẽo thủ công tỉ mỉ; các tượng về người, thần rất có hồn. Nhờ đó, cơ sở ngày càng ăn nên làm ra, có nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh với nhiều đơn đặt hàng giá trị hàng chục triệu đồng.

Tâm huyết với nghề và xem đây là hướng phát triển lâu dài, Minh Tài nhận và dạy nghề cho nhiều thanh niên, giúp lao động nông thôn không chỉ được đào tạo nghề bài bản mà còn có thêm nguồn thu nhập ổn định. Anh Hữu Ðạt, dân tộc Khmer, thợ chế tác gỗ tại cơ sở, chia sẻ: “Bản thân mê nghề gỗ lắm nên khi tại địa phương có cơ sở là tôi đến học ngay, vừa có được cái nghề lại có thêm công việc. Cơ sở gần nhà nên việc đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi đều rất thuận tiện. Cận Tết đơn đặt hàng rất nhiều, anh em phải thức đêm để làm, nhưng ai nấy đều rất vui vì được lao động, quan trọng nhất là có nguồn thu nhập ổn định phụ giúp gia đình”.

Bằng sự nỗ lực vươn lên, hơn hết là khát khao được làm giàu trên quê hương, chàng trai trẻ Hữu Minh Tài đã lập nghiệp vững vàng, đồng thời giúp đỡ nhiều lao động nhàn rỗi có việc làm ổn định, là gương sáng trong thanh niên dân tộc Khmer./.

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.

Về quê khởi nghiệp

Về quê khởi nghiệp

"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.

Tự học để khởi nghiệp

Tự học để khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.