Ẩm thực

Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL

Thứ bảy, 19/03/2022, 10:28 AM

(NSMT) - UBND tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành ĐBSCL và Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022 Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP. HCM và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL và phát động “Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới”.

Tại hội nghị, TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL đề ra phương hướng và những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, tập trung vào 5 nội dung chính: quản lý nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đơn vị đăng cai khẳng định: “Thông qua hội nghị, chúng tôi muốn khẳng định với các doanh nghiệp, nhà đầu tư rằng, vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Bạc Liêu - với vị trí địa lý chiến lược quan trọng, có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút du khách trong và ngoài nước”.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh CTV

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh CTV

“Địa bàn này còn nhiều dư địa để liên kết với TP.HCM, tạo ra không gian du lịch đặc sắc, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, thúc đẩy sự lan tỏa kinh tế du lịch liên vùng nếu có các cơ chế, chính sách phù hợp, cũng như nhận được sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước”, ông Thiều nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đến du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ưu tiên quan tâm, hỗ trợ cho các địa phương trong phát triển sản phẩm du lịch, công tác quảng bá xúc tiến đầu tư và trong phát triển nguồn nhân lực du lịch...

Đề xuất lãnh đạo Bộ sớm phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính tăng cường đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để tạo điều kiện phát triển kinh tế du lịch Vùng. Tiếp tục hỗ trợ kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đầu tư hạ tầng dịch vụ du lịch, vì thực tế nhiều địa phương trong khu vực hạ tầng dịch vụ còn yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên du lịch.

Đồng thời, trong quá trình lập Đề án Quy hoạch du lịch quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cần chú trọng đưa các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long vào tổng thể quy hoạch, để có định hướng và dành nguồn lực đầu tư phát triển.

Liên kết du lịch giữa TP.HCM với 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL được đánh giá có hiệu quả, thúc đẩy du lịch phát triển tốt hơn. Ảnh: CTV.

Liên kết du lịch giữa TP.HCM với 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL được đánh giá có hiệu quả, thúc đẩy du lịch phát triển tốt hơn. Ảnh: CTV.

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ánh Hoa – Tổ trưởng Tổ giúp việc Chương trình cho biết: Giai đoạn 2019 – 2022, TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả bước đầu như hình thành 3 trục tuyến du lịch liên kết để hoàn thiện sản phẩm: Tuyến du lịch “Những nẻo đường phù sa” (TP HMC – Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau); tuyến du lịch “Non nước hữu tỉnh” (TP HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh); tuyến du lịch “Sắc màu vùng biên” (TP HCM – Tiền Giang – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang).

Sở Du lịch TP HCM với vai trò là Tổ trưởng Tổ giúp việc đã vận động các cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các khu – điểm tham quan du lịch xây dựng các chính sách kích cầu kép (vừa giảm chi phí ăn uống vừa miễn phí vé tham quan),... các tỉnh, thành đã gửi danh sách các điểm vận động tham gia kích cầu về Thành phố Hồ Chí Minh với mức kích cầu phổ biến là từ 10 – 20%. Các doanh nghiệp lữ hành của TP HCM đã xây dựng hơn 50 chương trình du lịch (tour) kích cầu từ TP HCM đi đến các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Toàn bộ các chương trình này đều được chào bán và giới thiệu trên website kích cầu du lịch của Thành phố.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã xác định được trọng tâm lĩnh vực liên kết hợp tác và ký kết quy chế, thỏa thuận hợp tác liên vùng, đây chính là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh triển khai các hoạt động tái khởi động du lịch thực chất, hiệu quả trong thời gian tới. Đồng thời đề nghị các địa phương đảm bảo điểm đến du lịch được kiểm soát an toàn, hoạt động du lịch được tổ chức chặt chẽ, có lộ trình đồng bộ, khoa học và hiệu quả. Chủ động chuẩn bị các phương án xử lý đối với trường hợp rủi ro trong quá trình triển khai mở cửa lại hoạt động du lịch.

Cùng với đó, các địa phương phải đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung khôi phục sản phẩm du lịch đường sông, du lịch gắn với khai thác hoạt động nông nghiệp, sinh thái; du lịch văn hoá miệt vườn; các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí ven sông, nghỉ dưỡng biển đảo… Phát huy vai trò của các công ty lữ hành trong việc kết nối các điểm tham quan đơn lẻ trong khu vực thành chương trình tổng thể khám phá cả vùng cho du khách trong và ngoài nước nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch, mang đến những trải nghiệm dài ngày, đa dạng hơn cho du khách.

Mặt khác, các địa phương cần nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường nhân lực du lịch; tăng cường liên kết truyền thông, xúc tiến quảng bá thu hút khách; tăng cường công tác thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch; nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến...

Dịp này, TP HCM – 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL đã ký kết hợp tác phát triển du lịch và phát động “mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới”.

Hồng Thắm  
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn

Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn

Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).

Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt

Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt

Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).

Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?

Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?

Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.

Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban

Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban

Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.

Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng

Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng

Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.

Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.

Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình

Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình

(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.