Startup

Lợi thế khởi nghiệp của thanh niên nông thôn

Chủ nhật, 03/03/2024, 14:23 PM

Khởi nghiệp từ nguồn tài nguyên bản địa, tận dụng nền tảng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh cùng sự hỗ trợ tận tình của chính quyền địa phương đã tạo “bệ phóng” cho nhiều dự án, sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên Đồng Tháp bay cao, vươn xa ra thị trường, được nhiều người biết đến.

Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Sau một thời gian lập nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh với công việc kinh doanh các mặt hàng: bàn, ghế v.v. trên các sàn thương mại điện tử, chị Trần Thị Ngọc An (sinh năm 1994, ngụ xã Định Hòa, huyện Lai Vung) quyết định cùng chồng trở về quê để lập nghiệp. Tận dụng nguồn đất sẵn có của gia đình, chị Ngọc An bàn bạc cùng gia đình trồng cây cau trên diện tích khoảng 7.000 m2 xung quanh nhà.

“Bên cạnh việc bán cây giống, tôi cùng chồng quyết định đầu tư máy móc để sản xuất ra các sản phẩm từ mo cau. Hiện tại, cơ sở của chúng tôi đã sản xuất được 15 loại sản phẩm từ mo cau như: chén, dĩa, muỗng, quạt v.v.. Những sản phẩm này 100% làm từ mo cau, dùng nhiệt độ cao để ép thành khuôn, không chứa phẩm màu, hóa chất nên không chỉ an toàn cho người dùng mà còn thân thiện với môi trường”, chị Ngọc An chia sẻ.

Bên cạnh ươm giống cau để bán, chị An còn tận dụng mo cau để sản xuất ra chén, dĩa, muỗng, quạt v.v..

Bên cạnh ươm giống cau để bán, chị An còn tận dụng mo cau để sản xuất ra chén, dĩa, muỗng, quạt v.v..

Sống trong vùng trồng ấu, anh Nguyễn Trường An (31 tuổi, ngụ ấp Bình Lợi, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò) thấy có rất nhiều vỏ ấu sau khi chế biến, thải ra môi trường, gây ô nhiễm nên đã quyết tâm nghiên cứu phân vi sinh hữu cơ từ loại phế phẩm này. Nghĩ là làm, tháng 10/2020, Trường An bắt tay vào thu gom vỏ ấu từ các cơ sở chế biến đem về nghiên cứu, ủ thành phân vi sinh hữu cơ.

Sau nhiều lần thử nghiệm, đến nay, anh An đã chế biến ra 02 dòng sản phẩm phân bón dạng bột và dạng viên. “Khi thành phẩm, tôi đã giới thiệu cho nhiều người thử nghiệm và thấy hiệu ứng khá cao, được nhiều nhà vườn trồng hoa kiểng ưa chuộng”, anh An chia sẻ. Không chỉ vậy, dự án khởi nghiệp phân vi sinh hữu cơ của anh Nguyễn Trường An còn đạt giải Ba trong Cuộc thi Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp năm 2022.

3

Bên cạnh những dòng sản phẩm phân vi sinh hữu cơ, hiện anh An đã nghiên cứu thành công rượu vang làm từ ấu và ấu luộc nước dừa. “Mọi người dùng thử 02 sản phẩm này đều đánh giá cao, hiệu ứng rất tốt. Ngoài ra, tôi cũng đang nghiên cứu thêm một số sản phẩm làm từ ấu khác để có thể tận dụng toàn bộ loại củ này, tạo thành chuỗi giá trị khép kín từ cây ấu”, anh An cho biết.

Hay như Dự án kết nối con người với tự nhiên – Mr Mướp của Đỗ Đăng Khoa, Đỗ Mạnh Quân và Lê Na đã xuất sắc giành giải Nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp xanh do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp cùng Công ty Cổ phần Vinamit, Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau tổ chức. Bằng cách tận dụng nguyên liệu từ thiên nhiên có sẵn tại địa phương để cho ra đời sản phẩm ứng dụng vào đời sống, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường, dự án kết nối con người với tự nhiên – Mr Mướp đã lên kệ của hệ thống siêu thị AEON Nhật Bản, thị trường xuất khẩu ổn định từ các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc, với các mặt hàng chủ lực là bộ sản phẩm đồ chơi cho thú cưng, các sản phẩm chùi rửa nhà bếp, bộ sản phẩm bông tắm v.v. đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao.

Sự đồng hành của địa phương

Bên cạnh những lợi thế sẵn có từ nguồn tài nguyên bản địa, văn hóa địa phương và nền tảng internet rộng khắp thì những dự án khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Đồng Tháp còn có sự đồng hành của Trung tâm cvc Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp. Trong năm 2023, Trung tâm đã đồng hành và hỗ trợ trên 200 doanh nghiệp, bạn trẻ khởi nghiệp; qua đó đã “chắp cánh” cho nhiều thanh niên giành chiến thắng trong các cuộc thi, vươn xa ra thị trường và được nhiều người biết đến hơn.

Ông Mai Thanh Nghị - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp cho biết, các nội dung hỗ trợ chính của Trung tâm là giúp nâng cao năng lực quản trị, quản lý để phát triển sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, bền vững, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có, phát huy giá trị từ nguồn tài nguyên bản địa, gắn với định hướng kinh tế tuần hoàn và phát triển xanh. Đồng thời, hỗ trợ kết nối các dự án, các nguồn lực hỗ trợ và chuyên gia để cùng đồng hành với các doanh nghiệp – dự án khởi nghiệp.

Điển hình, chương trình “Chuyến xe Khởi nghiệp Đất Sen hồng” lần đầu tiên tổ chức tại 12 huyện, thành phố đã trực tiếp đến thăm 40 doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp; tiếp cận hơn 100 doanh nghiệp, dự án và kết nối được 24 chuyên gia trong và ngoài tỉnh đồng hành. Chương trình đã tạo điều kiện kết nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội quán và dự án khởi nghiệp với các sở, ngành tỉnh, đơn vị hỗ trợ và chính quyền địa phương. Qua đó, nắm bắt rõ hơn về dây chuyền sản xuất, sản phẩm, mô hình kinh doanh, tình hình hoạt động để kịp thời chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có thêm động lực để phát triển.

Ông Mai Thanh Nghị - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp chia sẻ tại chương trình “Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng năm 2023”

Ông Mai Thanh Nghị - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp chia sẻ tại chương trình “Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng năm 2023”

Năm qua, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp đã phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức chương trình “Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng năm 2023” cho hơn 100 doanh nhân, nhà khởi nghiệp đến từ 84 dự án. Thông qua các hoạt động huấn luyện kinh doanh thực chiến, chương trình đã giúp các dự án khởi nghiệp tiếp cận nguồn lực hỗ trợ, tăng cường năng lực bán hàng trên các kênh truyền thống và kênh online; hoàn thiện sản phẩm phù hợp với khách hàng và thị trường; tăng cường kết nối giữa các dự án, doanh nghiệp để học tập kinh nghiệm, hỗ trợ nhau.

Ông Mai Thanh Nghị cũng khuyến nghị các bạn trẻ khởi nghiệp trong thời gian tới nên hướng tới sự phát triển bền vững, áp dụng kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. “Ví dụ như ứng dụng công cụ AI để xử lý công việc, phân tích định hướng kinh doanh, phát triển sản phẩm; sử dụng các nền tảng mạng xã hội và các kênh thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng cả trong nước và quốc tế; các giải pháp tận dụng các phụ phế phẩm, giúp giảm phát thải và gia tăng giá trị từ nguồn tài nguyên bản địa, v.v.” ông Mai Thanh Nghị nhấn mạnh.

Theo Trung Oanh/ CTTĐT Đồng Tháp

Xem bài viết gốc tại đây

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.

Cần Thơ: Quận Ninh Kiều tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc

Cần Thơ: Quận Ninh Kiều tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc

(NSMT) – Ngày 20/3, Phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Nhà Văn hoá Thiếu nhi, Trung tâm VHTT & TT quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 và tuyên dương những gia đình tiêu biểu trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Sóc Trăng: Thanh niên 8X khởi nghiệp thành công với dưa lưới, lãi gần 800 triệu đồng/năm

Sóc Trăng: Thanh niên 8X khởi nghiệp thành công với dưa lưới, lãi gần 800 triệu đồng/năm

(NSMT) - Tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt trường Đại học Cần Thơ, thanh niên 8X quê ở Sóc Trăng đầu quân cho một số công ty phân bón. Công việc khá ổn định thì bất ngờ “rẽ ngang” trở về quê với khát vọng làm giàu nơi “chùm khế ngọt” của mình và đã thành công với mô hình trồng dưa lưới, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Buffalo Team - Tiên phong gắn kết doanh nghiệp qua hoạt động teambuilding chuyên nghiệp

Buffalo Team - Tiên phong gắn kết doanh nghiệp qua hoạt động teambuilding chuyên nghiệp

(NSMT) - Buffalo Team là một trong những đội ngũ tiên phong trong việc xây dựng các hoạt động về teambuilding tại miền Tây trong những năm qua.

Bộ NN&PTNT cấp cho Bạc Liêu 130 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng phát triển nghề làm muối

Bộ NN&PTNT cấp cho Bạc Liêu 130 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng phát triển nghề làm muối

(NSMT) - Ngày 4/12, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì buổi họp mặt Cà phê Doanh nhân nhằm trao đổi, xử lý, tháo gỡ, khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.