Nếp nhà

Mẹ 5 con tuổi già cô độc vì thói quen nhiều năm trong bữa ăn

Chủ nhật, 12/12/2021, 12:27 PM

Từng một mình nuôi 5 đứa con khôn lớn nhưng ở tuổi xế chiều bà mẹ già lại cô đơn không nơi nương tựa. Chỉ lúc đó bà mới nhận ra sai lầm mà bà thường mắc phải trong những bữa ăn khiến những đứa con trở nên vô cảm.

Một cụ bà 80 tuổi, chồng bà qua đời từ sớm, một mình bà nuôi 5 con khôn lớn. Bây giờ con cái đã lập gia đình, thậm chí đã có con bồng cháu bế nhưng không ai nguyện ý chăm sóc mẹ. Trời lạnh cóng, mấy đứa con lại đẩy mẹ già ra ngoài đường, để mặc bà cô đơn lạnh lẽo không nơi nương tựa.

Người mẹ không kìm được nước mắt khi nhớ về quá khứ. Khi còn trẻ, bà không chọn lấy chồng lần nữa vì muốn tận tâm nuôi con trưởng thành. Cho dù khổ cực vất vả, nhịn ăn nhịn mặc, bà cũng chỉ mong sao con cái có thể sống tốt. Không ngờ rằng khi các con lớn lên, chúng lại trở thành những “con sói mắt trắng”, bất hiếu với người mẹ già này.

Hàng xóm xung quanh nói rằng, những đứa trẻ bất hiếu một phần là do bản thân chúng, một phần khác lại là do bà nhiều năm qua đã quá nuông chiều con. Từ khi các con còn nhỏ, bà đã không ngớt tay chân chăm lo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Mỗi bữa ăn, bà luôn bận rộn nấu nướng, còn chưa xong thì đã để chúng ăn trước, chỉ vì sợ thức ăn nguội bọn trẻ ăn uống sẽ không thoải mái.

Đến khi bà ngồi vào năm thì thức ăn đã gần như hết nhưng bà vẫn gắp những miếng cuối cùng cho các con ăn thêm. Thói quen này tiếp tục cho đến khi những đứa trẻ lớn lên, có điều chúng không thể nhận thức được rằng mẹ phải là người ăn trước.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trái tim của một đứa trẻ được sinh ra như một tờ giấy trắng, bạn vẽ lên cái gì nó sẽ hiện lên như thế. Vậy nên ngay từ khi còn nhỏ, cần phải giáo dục để con cái biết rằng cha mẹ vất vả khổ cực vì mình, nên mình phải hiếu thảo với cha mẹ. Còn nếu một đứa trẻ từ nhỏ đã được cưng chiều, trong lòng ngoài bản thân mình ra thì không còn ai khác, như vậy lớn lên chúng có hiếu được không?

Một nhà giáo dục nổi tiếng đã từng nói: "Tình yêu là gì? Tình yêu là cái túi. Cho vào túi là cảm giác hài lòng, lấy ra là cảm giác thành tựu và hạnh phúc. Để trẻ hạnh phúc trong suốt cuộc đời, nhất định phải dạy chúng cách cho đi”.

Đáng tiếc, hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay chỉ dành tình yêu thương cho con cái một cách mù quáng mà không cho con mình cơ hội học cách yêu thương.

 Một người mẹ đơn thân chi tiêu tiết kiệm từng tí nhưng dành cho con trai những gì tốt nhất. Một hôm, người mẹ chiên một đĩa tôm và đặt trước mặt con, đứa trẻ cứ thế cắm mặt ăn mà chẳng còn nghĩ tới ai. Đến khi chỉ còn lại một ít, người mẹ mới lấy ăn, đứa trẻ liền giật lại và nói: “Mẹ mau nhả ra, đây là của con”.

Trong một gia đình, nếu bạn bày biện đồ ăn không đúng vị trí, thì sau này có thể sẽ không có vị trí cho bạn.

Vậy đâu là cách đúng đắn nhất? Nếu trong nhà có người cao tuổi, thì đồ ăn dọn ra sẽ đặt trước mặt người đó, nếu không có người cao tuổi thì đặt trước mặt cha mẹ. Trên bàn ăn, người lớn chưa động đũa thì trẻ nhỏ cũng không được phép động đũa. Đây chính là cách dạy con biết ơn công lao của cha mẹ, biết kính trọng cha mẹ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong cuộc sống, nhiều gia đình cũng giống như những gia đình trên, lấy con cái là trung tâm khi ăn uống. Trẻ thích món gì thì bày món đó trước mặt trẻ, người lớn thì miễn cưỡng ăn một miếng.

Thậm chí có gia đình, người lớn còn chưa ngồi vào bàn, đứa trẻ đã nhao nhao ăn trước. Đâu biết rằng về lâu về dài, con cái sẽ biến thành những “con sói mắt trắng”, không hiểu được tôn ti trật tự, cũng không biết thế nào là hiếu thuận với cha mẹ. Những đứa trẻ như vậy, sau này cũng sẽ không được xã hội chào đón, bởi vì chúng không bao giờ biết nghĩ đến người khác, chỉ biết đến bản thân mình.

Vì vậy, nếu không muốn sau này con là đứa trẻ không hiếu thuận thì ngay từ nhỏ phải bắt đầu từ những quy tắc trong bàn ăn, lớn lên có nề nếp. Đừng làm hỏng các quy tắc, làm hỏng đứa trẻ và hủy hoại chính bạn.

Theo Thùy Linh (Giadinhonline)

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tuổi 18, chỉ mong con gái của cha vẫn đủ bản lĩnh, tự tin khi bước vào môi trường mới và vẫn luôn có chí hướng, có tinh thần cầu tiến. Đó là những tâm sự, mong mỏi của một người làm cha gửi con gái yêu.

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Ngạn ngữ có câu "không ai hiểu con bằng cha”. Hơn ai hết ba hiểu con gái mình. Dù xuất giá theo chồng, toàn tâm toàn ý chăm lo cho trọn chữ "dâu hiền" nhưng trong mắt con vẫn ánh lên niềm hạnh phúc mỗi khi ai đó gọi Nga Nghi. Chỉ vậy thôi với ba đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ con à.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…