Mộng dừa - món ăn tuổi thơ đặc trưng của trẻ em miền Tây
(NSMT) - Ở xứ miền Tây sông nước cây trái quanh năm, với tuổi thơ bao thế hệ trôi qua kỷ niệm nào cũng trở nên đặc biệt, ngay cả những lần chờ mẹ đẽo trái dừa khô rồi rình tranh nhau miếng mộng dừa.
Mộng dừa là một món ăn vô cùng đặc trưng của người miền Tây. Mỗi lần thấy các bà, các mẹ chuẩn bị dừa khô ra chặt là đám nhóc canh coi có mộng dừa thì xin để ăn. Mộng dừa có vị xốp và ngọt, thơm thoảng hương dừa, khá nhiều nước nên có thể coi là món giải khát tuyệt vời đánh tan cơn mệt mỏi trong những ngày nắng nóng.
Mộng dừa chính là phần lõi trắng nằm bên trong trái dừa khô đã nảy mầm hoặc mọc thành cây con. Ngoài ra mộng dừa còn có tên gọi khác là mầm dừa vì là phần hình thành rễ dừa và đồng thời hút nước cùng các dưỡng chất cần thiết để tạo nên những mầm non chắc khỏe.
Nhớ về tuổi thơ của những đám trẻ trong xóm lén cha mẹ giấu ít trái dừa già vào bụi lùm ẩm ẩm ít ai để ý, chờ ngày có mộng dừa ăn. Có khi thèm mộng dừa tới nỗi trái dừa khô mẹ xin về làm giống trồng trong vườn chưa kịp làm là đem ra chặt lấy mộng ăn rồi bị mẹ về đánh đòn. Những điều thú vị mà trẻ em thành phố chẳng khi nào có thể cảm nhận được.
Vì dừa là loại trái được ăn nhiều nhất ở quê nên chỉ chờ vừa tới là leo cây hái, dừa non hơn thì uống, cạo cơm ăn hoặc lấy chan cơm ngội. Dừa già thì canh mộng rồi xin mẹ làm mứt cho ăn vặt, có khi 5 trái dừa mới có 2 mộng nên phải chia đều ra ăn mỗi đứa cắn một miếng, những ngày tháng ấy thật đáng quý biết bao.
Mộng dừa có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt tim mạch, tăng hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa bởi chúng có chứa nhiều axit lauric. Đồng thời mộng dừa giàu chất xơ và ít béo giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra chúng còn tốt cho hệ tiêu hóa, hô hấp, gan hoặc ổn định đường huyết và còn có khả năng làm đẹp da.
Mộng dừa - món ăn tuy có vẻ đơn sơ nhưng chính là tuổi thơ của nhiều trẻ em miền Tây. Một tuổi thơ đầy ngây ngô, đầy giản đơn và chân thật như vậy đấy.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.