Văn hóa

Mưu sinh mùa lũ miền sông nước

Thứ hai, 31/10/2022, 22:53 PM

(NSMT) - Mùa nước lũ được coi là một "món đặc sản" trong văn hóa của người miền Tây, mảnh đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long xưa kia đã chịu nhiều gian khó từ những con nước lớn nhưng cho đến nay nước lũ lại chính là mùa sinh nhai của nhiều người dân lao động tại các khu vực giáp biên như An giang, Đồng Tháp hay Long An,...

Mùa nước lũ, mùa nước nổi hay con nước lớn đều là những cái tên chỉ chung cho "mùa sinh kế" của những người dân lao động vùng ven các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, nơi đón nhận trực tiếp "trái ngọt" từ con nước thượng nguồn sông Mekong. Đặc biệt những người dân khó khăn có ít hoặc không có đất canh tác cả năm lênh đênh chỉ trông chờ vào mùa lũ kiếm được con cá linh, bó bông súng để có thêm thu nhập lo cho gia đình.

Mùa lũ nước tràn đồng báo hiệu cuộc mưu sinh nhiều khởi sắc của những người lao động nghèo miền Cửu Long. (Ảnh: Internet)

Mùa lũ nước tràn đồng báo hiệu cuộc mưu sinh nhiều khởi sắc của những người lao động nghèo miền Cửu Long. (Ảnh: Internet)

Mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch mang về cho bà con nhiều sản vật tôm, cua, cá, lươn, ếch đồng, hay những loại thực vật thủy sinh như bông súng, hẹ nước,... theo dòng đổ từ thượng nguồn sông Mekong. Cùng thời gian này, những người dân thành phố dường như thật mệt mỏi vì nước thủy triều dâng, cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều thì đối với nhiều người dân quê đây mới chính là mùa sinh kế, vạn vật được thay áo mới và sinh sôi tươi tốt. Năm nào lũ thấp, lũ không về bà con coi như thất nghiệp, túng thiếu đến bỏ xứ rời về phía Sài Gòn - miền Đông để kiếm ăn, kiếm mặc.

Vài năm trước khi vắng lũ, bà con vùng biên giới các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An không thể trông đợi gì vào con nước, tôm cá chẳng thấy, lú, lọp, dớn đem bỏ xó nên đã kéo nhau đi Sài Gòn - miền Đông xin làm ở các khu công nghiệp để tìm kế sinh nhai. Những người "quá tuổi" như bị bỏ rơi lại quê nhà vẫn bám trụ theo dòng nước lũ vì niềm thương đã ngấm trong máu, nét văn hóa in hằn trong tiềm thức của một người con miền Cửu Long.

Nhiều người dân vẫn chọn ở lại gắn bó với dòng sông quê. (Ảnh: Internet)

Nhiều người dân vẫn chọn ở lại gắn bó với dòng sông quê. (Ảnh: Internet)

Nước lũ dội về khiến cho bà con nghèo thấy ấm lòng hơn bao giờ hết, cả năm chỉ mong tới mùa nước nổi để kiếm ăn, nhiều gia đình nghèo không có đất canh tác nên chỉ có thể đợi con nước chở cá tôm về, gọi là lũ nhưng ai nấy cũng thực hớn hở khi nghe nhắc. Năm nay lũ về cao hơn dường như khiến bà con nông dân phấn khởi hơn rất nhiều so với năm trước khi dịch bệnh còn phức tạp và nước cũng chẳng tràn đồng. Mùa nước nổi, đời sống bà con vùng thượng nguồn vô cùng sôi nổi, những dớn cá linh, lọp tôm, trúm lươn "lúc nhúc", giỏ chuột, ếch,... nặng tay mang về cho người dân nguồn thu nhập dồi dào và còn là "của để dành" cho mùa khô sắp tới.

Lũ về nhiều bà con được mùa tôm cá. (Ảnh: Internet)

Lũ về nhiều bà con được mùa tôm cá. (Ảnh: Internet)

Mùa nước lũ miền Tây không chỉ là "mùa sinh kế" đối với người lớn mà còn là những kỷ niệm khó quên của một thời ấu thơ của đám trẻ nhỏ "rồng rắn lên mây", những ngày trốn học lội nước giăng câu đặt lọp, những buổi phụ mẹ hái bông điên điển về đổ bánh xèo với tép rong hay cùng nhau bì bõm tập bơi giữa đồng nước mênh mông với vài thân cây chuối bự hơn người,... Tất cả đều trở thành kỷ niệm đẹp để sau này mỗi khi nhớ về đều khiến người ta bồi hồi, một thời gian khó nhưng nụ cười không bao giờ tắt trên môi.

Mùa lũ vẫn luôn là kỷ niệm đẹp trong mắt nhiều thế hệ trẻ em miền Tây. (Ảnh: Internet)

Mùa lũ vẫn luôn là kỷ niệm đẹp trong mắt nhiều thế hệ trẻ em miền Tây. (Ảnh: Internet)

Về miền Tây mùa nước nổi chắc chắn sẽ là những trải nghiệm cực kỳ ấn tượng dành cho khách du lịch khi vừa được thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng theo mùa vừa được tham gia các hoạt động thú vị ngoài trời. Đặc biệt có dịp ghé lại dừng chân ở nhà người dân nào đó, cảm giác sáng ra ngồi trước nhà câu cá rồi cả ngày được hưởng trọn thành quả đó sẽ thích thú làm sao, canh chua cá linh bông điên điển, cá hủn hỉn kho lạt, kho khô,... đều thật bắt cơm khiến bạn không thể ngừng gắp được. 

Đến miền Tây mùa nước nổi là trải nghiệm nhiều người mong muốn thử ít nhất một lần trong đời. (Ảnh: Internet)

Đến miền Tây mùa nước nổi là trải nghiệm nhiều người mong muốn thử ít nhất một lần trong đời. (Ảnh: Internet)

Bữa cơm miền Tây mùa nước nổi thật dân dã nhưng khiến người ta nao lòng. (Ảnh: Internet)

Bữa cơm miền Tây mùa nước nổi thật dân dã nhưng khiến người ta nao lòng. (Ảnh: Internet)

Bức tranh lao động mùa nước nổi miền Tây gây ấn tượng sâu sắc. (Ảnh: Internet)

Bức tranh lao động mùa nước nổi miền Tây gây ấn tượng sâu sắc. (Ảnh: Internet)

Những ngày nước nổi, bà con nông dân ngâm mình trong nước nhiều giờ liền để thu hoạch hẹ nước, bông súng theo nước dâng có khi cao quá đầu người, nhiều buổi tinh mơ neo xuồng dỡ chài hay khi với dài tay rung bông điên điển rụng vàng rực phủ kín xuồng rồi đem thẳng tới cho thương lái mà chẳng kịp tạt qua nhà để bớt lại, thậm chí chỉ mót lại phần dư sau khi đã cân bán đem về nhà ăn. Tuy vậy những người lao động nghèo lại thấy vui với cuộc sống mưu sinh trên dòng sông quê, mệt một chút, cực một chút nhưng con cái được đủ ăn đủ mặc không thua kém bạn bè đã giúp cho họ cảm thấy tự hào và quên hết muộn phiền. Nhiều hơn tất thảy còn là tình yêu quê hương, yêu dòng sông quê, yêu con nước từ trong tiềm thức, từ những ngày còn nhỏ dại đã chẳng muốn rời xa, miền Tây mùa nước nổi luôn là bức tranh đẹp đa sắc màu gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả khắp bốn phương.

Mộc An  
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…