Nam Bộ - vùng đất mang vẻ đẹp biểu tượng của chiếc áo bà ba truyền thống
(NSMT) - “Áo bà ba” là cụm từ gắn liền tuổi thơ, trong từng lời ru, tiếng hát, mang đậm hình ảnh những con người chất phác, giản dị miền Nam bộ. Áo bà ba không chỉ là trang phục mà còn mang ý nghĩa văn hóa, nét đẹp tâm hồn con người miền Tây đôn hậu.
Chẳng biết chính xác từ khi nào tên gọi “áo bà ba” xuất hiện, cũng chẳng rõ nó đến từ đâu nhưng chắc chắn mỗi khi nhắc đến “áo bà ba”, hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ dịu dàng, duyên dáng với chiếc áo cổ tròn, tà áo hai vạt đơn sơ mộc mạc, mặc cùng quần dài ống rộng thấp thoáng trên đường làng luôn là ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.

Áo bà ba tôn vinh nét đẹp mộc mạc, giản dị của con người miền Tây (Ảnh: Trung Phạm).
Với vùng đất Nam bộ xưa, chiếc áo bà ba màu nâu sẫm hoặc đen gắn bó với người nông dân chân đất từ trang phục hằng ngày đến đồ nông ra đồng. Áo bà ba trong giai đoạn đầu chỉ là chiếc áo không cổ được may cắt khéo léo mà kín đáo, tay áo dài, thân áo trước có hai mảnh được kết với nhau bởi hàng khuy áo dài từ trên cổ xuống. Phần sau và phần trước áo nối nhau bằng một đường may và xẻ tà từ khúc eo đến cuối áo. Áo được kết hợp mặc cùng quần đen dài có độ suông và rộng vừa chân, độ dài quần thường đến mắt cá chân hoặc phủ dài đến gót chân.
Chất liệu áo và quần bà ba được làm từ những tấm vải mềm, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và nhanh khô phù hợp với thời tiết hai mùa mưa khô rõ rệt của miền Nam. Ngoài ra, việc lựa chọn chất liệu cũng một phần giúp người nông dân thoải mái khi làm các công việc đồng áng. Bên cạnh các chất liệu đơn sơ, mộc mạc nhiều gia đình khá giả còn lựa chọn may đồ bà ba với những tấm vải lụa, vải gấm hay voan và phi bóng nhằm tăng vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng mà không kém phần sang trọng cho bộ “trang phục Nam bộ”.


Áo bà ba mộc mạc nhưng không kém phần quý phái (Ảnh: Trung Phạm)
Qua nhiều thời kỳ thay đổi, nhiều xu hướng thời trang mới lên ngôi nhưng vẻ đẹp từ áo bà ba vẫn bất hữu theo thời gian. Đồ bà ba ngày nay được cách tân theo xu hướng phù hợp với người diện trang phục nhưng nhìn chung kiểu dáng cũng không thay đổi quá nhiều. Nếu trong ký ức bộ đồ bà ba đơn giản với màu vải nâu kèm chiếc khăn rằn đúng chất “hai lúa miền Tây” thì nay đồ bà ba khoác lên mình những hoa văn, màu sắc rực rỡ phù hợp cho mọi lứa tuổi. Vừa mang đậm chất truyền thống nhưng vẫn mang sự trẻ trung và “cái chất” riêng cho người mặc.
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.