Xưa - Nay

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Thứ bảy, 13/04/2024, 13:55 PM

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 1,4 triệu đồng bào Khmer. Người Khmer là dân tộc bản địa có lịch sử định canh, định cư rất lâu dài sống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre được gọi là Khmer Krom (có nghĩa là Hạ, Dưới trong tiếng Khmer) để phân biệt với người Khmer Campuchia. Trong tháng 4 hằng năm có một dịp rất đặc biệt với người đồng bào Khmer đó là dịp tết của họ - Tết Chôl Chnăm Thmây.

Năm 2024, Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer là một trong những lễ tết mang đậm màu sắc văn hóa điển hình của đồng bào dân tộc Khmer. Đây không chỉ là lễ hội để đoàn kết cộng đồng mà còn là dịp để con người cộng cảm với thiên nhiên (qua nghi thức cầu mưa). Đồng thời đây là dịp đồng bào thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và để tưởng nhớ tổ tiên quá vãng.

Chùa MONIVONGSA chuẩn bị sẵn sàng đón Tết Chôl Chnăm Thmây.

Chùa MONIVONGSA chuẩn bị sẵn sàng đón Tết Chôl Chnăm Thmây.

Riêng 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, các gia đình đồng bào dân tộc Khmer đã sẵn sàng đón tết, họ lo chuẩn bị chu đáo, trước hết là việc ăn, thức uống, bánh trái, hoa quả, cá thịt, quần áo đẹp, sửa sang nhà cửa, quét dọn, trang trí… tất cả đều sẵn sàng đầy đủ cho những ngày tết. Cho dù giàu hay nghèo đều không thể thiếu được Num-Chrụt (bánh tét), Num-tean (bánh ít) và Num-Kha-Nhây (bánh gừng)… các loại bánh này tượng trưng cho sự no ấm, làm ăn thịnh vượng, được mùa của người Khmer, dùng để cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên; dùng làm lễ vật, đi chùa và để tiếp khách trong những ngày tết.

Ông Tạ Trung Dũng – UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn, cùng lãnh đạo huyện Vĩnh Lợi, đã đến thăm và chúc Tết chư Tôn đức Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh. HT. Hữu Hinh – Chủ tịch Hội, Trụ trì chùa, cùng chư Tôn đức, chư vị Achar tại chùa Ghositaram (chùa Cù Lao), xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi.

Ông Tạ Trung Dũng – UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn, cùng lãnh đạo huyện Vĩnh Lợi, đã đến thăm và chúc Tết chư Tôn đức Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh. HT. Hữu Hinh – Chủ tịch Hội, Trụ trì chùa, cùng chư Tôn đức, chư vị Achar tại chùa Ghositaram (chùa Cù Lao), xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi.

Do mang ý nghĩa chào đón mùa mưa và mùa màng mới và là lễ hội lớn nhất trong năm nên ngày xưa Tết Năm mới của đồng bào Khmer kéo dài từ 10-15 ngày. Những thập niên gần đây, trong xu thế đơn giản hóa lễ hội nói chung, lễ hội này chỉ còn 3 ngày (chưa kể công việc chuẩn bị trong nhiều ngày trước đó).

Đồng bào dân tộc Khmer ở huyện U Minh gói bánh tét đón Tết Chôl Chnăm Thmây.

Đồng bào dân tộc Khmer ở huyện U Minh gói bánh tét đón Tết Chôl Chnăm Thmây.

Trong ngày Tết đầu tiên, người Khmer sẽ chọn giờ tốt nhất trong ngày, tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Đại lịch “Maha Sangkran,” đồng thời diễu hành 3 vòng xung quanh chính điện để đón chào Têvôđa. Dưới sự hướng dẫn nghi lễ của vị Achar (cư sĩ thành viên ban quản trị chùa) được tôn kính nhất trong chùa, tất cả cùng cầu nguyện, mong năm mới Têvôđa về hộ trì cho mọi người luôn được ấm no, hạnh phúc. Sau đó là lễ Phật. Tối đến các trò chơi dân gian cùng các vũ điệu như hát, múa dukê, robăm, ramvông... được mọi người thưởng ngoạn và tham gia rất náo nhiệt.

Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau biểu diễn chương trình nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây.

Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau biểu diễn chương trình nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây.

Ngày thứ hai - Wonbơf là lễ “dâng cơm” và “đắp núi cát.” Mọi người lên chùa làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư. Theo phong tục của người Khmer, vào các ngày lễ, Tết, mọi người tỏ lòng thành tâm tín ngưỡng bằng cách mang cơm, thức ăn và các loại bánh đến cho các sư sãi. Đáp lại, các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn những người đã làm ra hạt gạo, đã trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống ấm no, đầy đủ. Sau khi làm lễ đưa thức ăn đến cho linh hồn những người đã khuất, các nhà sư làm lễ chúc phúc cho những người đã có lòng mang lễ vật đến cúng chùa. Buổi chiều theo sự hướng dẫn của vị Achar người ta làm lễ “Đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa để mong gặp được điều lành. Tập tục này gắn với thuật cầu mưa của người xưa.

Trò chơi dân gian - đập niêu trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây ở Bạc Liêu.

Trò chơi dân gian - đập niêu trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây ở Bạc Liêu.

Ngày thứ ba - Lơm săk còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Vào ngày này, các phật tử Khmer mang thức ăn và hoa quả đến chùa từ sớm để dâng cho các vị sư. Sau khi thọ thực xong, các nghi lễ tắm Phật chính thức bắt đầu. Các nhà sư dùng những cành hoa để vẩy những giọt nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát lên tượng Phật. Trong làn khói hương, người Khmer thành tâm khấn nguyện cầu mong Trời Phật gia hộ cho dân làng được dồi dào sức khỏe, ruộng rẫy tốt tươi và được mùa. Họ cũng cầu Têvôđa hộ trì cho phum, sóc an lành, mọi người tai qua nạn khỏi và đạt thành những điều ước nguyện.

Đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu xem đua ghe Ngo.

Tiếp theo đó là lễ Băngskôl (cầu siêu). Các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh cho linh hồn họ được siêu thoát. Đến trưa mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng ông bà, cha mẹ và dâng bánh để tạ ơn. Cũng có khi họ tổ chức lễ tắm ông bà, cha mẹ, gọi là để báo hiếu.

Lễ té nước trong dịp tết Chôl Chnăm Thmây

Lễ té nước trong dịp tết Chôl Chnăm Thmây

Đây cũng là dịp đồng bào tưởng nhớ và cúng bái tổ tiên, cúng dường các sư và thỉnh các nhà sư tụng kinh nơi tháp cốt để cầu siêu cho người thân đã khuất. Ngoài dấu ấn Phật giáo đậm nét, Tết Năm mới của đồng bào Khmer còn thấy dấu ấn của đạo Bàlamôn qua việc người dân rất chú trọng cúng đường chư thiên bằng nhiều món hoa quả khác nhau theo từng ngày trong 3 ngày Tết này.

Bé Sáu  
Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.