Nghĩa tình “chợ gạch”
Giữa lòng TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau, có một nơi tập trung rất đông ghe để lên gạch phân phối đi các nơi phục vụ xây dựng, cư dân địa phương quen gọi là “chợ gạch”. “Chợ gạch” có đông nhân công, công việc cực nhọc nhưng họ luôn vui vẻ, giúp đỡ nhau kiếm thu nhập lo cuộc sống…
Hằng ngày, ghe chở gạch từ các tỉnh vùng trên theo kênh Quản lộ Phụng Hiệp tập trung tại “chợ gạch” (phường 5, TP Cà Mau) lên gạch. Bất kể nắng mưa, vào giờ làm việc luôn có hàng chục người lao động, phụ nữ thì xếp gạch, nam giới thì đảm nhận việc vận chuyển nặng nhọc. Các ghe gạch cỡ lớn khẳm nên không thể đậu sát bờ, chủ ghe phải dùng những miếng gỗ chuyên dụng để kết nối với bờ làm đường đi. Những người làm thuê phải xuống tự xếp gạch và vận chuyển đoạn đường khoảng 30-40m đến xe tải. Sau đó, họ xếp gạch lên xe và mỗi thiên gạch được trả công 100.000 đồng.
Anh Ca Văn Tý, người gánh gạch tại “chợ gạch”, chia sẻ: “Tôi phải gánh gạch khoảng 70-80kg từ dưới lòng ghe lên. Ghe khá cao, gánh lên sẽ nặng hơn khi đi trên đường bằng. Thêm vào đó phải đi trên “cầu” gỗ, ai quen đi mới được. Lúc mới vào nghề, tôi sợ không dám đi, nhưng gánh riết quen rồi. Giờ tôi làm suốt, thu nhập cũng đỡ, nuôi sống được gia đình”.
Trung bình, mỗi nhân công có thể gánh khoảng 5-6 thiên gạch mỗi ngày. Những người có sức khỏe tốt thì gánh được nhiều hơn, tuy nhiên không ai làm công việc vận chuyển gạch riêng lẻ mà họ tập trung thành đội, nhóm để cùng làm. Sau khi “lên” hết ghe gạch, họ sẽ nhận tiền công và chia nhau. Điều đáng quý là ai cũng tích cực, để nhanh hoàn thành công việc. Gánh gạch tuy nặng nhọc nhưng đổi lại có thu nhập khá cao, riêng phụ nữ thường chỉ nhận được thu nhập bằng khoảng 50% của nam giới.
Ông Trương Thanh Mộng ở Phường 6, TP Cà Mau, có “thâm niên” gần 20 năm gánh gạch, cho biết: “Tôi làm nghề này khi còn là thanh niên. Mới bắt đầu tôi đâu có biết gì, thấy anh em làm thì làm theo. Những ngày đầu chưa quen khi đi trên tấm ván lên bờ nó “tưng tưng”, nghiêng ngả, chưa quen nên té luôn. Làm lâu quen dần, giờ tôi gánh vài chục cục gạch chạy lên bờ còn được. Tuy cực nhọc nhưng hằng ngày chia nhau mỗi người cũng kiếm được trên 500.000 đồng. Anh em nhân công tại đây rất đoàn kết, có việc là chia ra làm để cùng kiếm sống. Mọi người còn tiếp qua, tiếp lại để xong sớm cùng về”.
Theo những nhân công tại “chợ gạch”, việc vận chuyển gạch thường bắt đầu từ sáng sớm. Họ làm đến khi nắng trưa gắt sẽ nghỉ ngơi để chiều tiếp tục công việc. Do đặc thù công việc nặng nhọc, lãnh công theo khối lượng nên nhân công tại “chợ gạch” có thể chủ động nghỉ ngơi. Họ thường kết thúc ngày làm việc sớm để đảm bảo sức khỏe. Riêng các ghe vận chuyển gạch chỉ số ít của người địa phương, còn đa số chở thuê từ các tỉnh khác về. Trung bình khoảng 3-4 ngày, họ vận chuyển gạch từ An Giang, Vĩnh Long về Cà Mau 1 lần và cũng có thu nhập khá ổn định từ nghề vận chuyển.
Ông Trịnh Văn Bảy ở xã Nhơn Phú, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Ngoài chở về “chợ gạch” này, tôi thường chở gạch đi các huyện Đầm Dơi, Năm Căn… Làm nghề này ai thuê mình chở đi đâu thì mình đi đó. Trước đây nghề này sống khỏe, nhưng bây giờ khá nhiều người tham gia vận chuyển, cạnh tranh giá nên lời không nhiều, nhưng vẫn đỡ hơn đi làm thuê làm mướn”.
Dù ngày nắng hay mưa, “chợ gạch” ở Phường 5 vẫn luôn nhộn nhịp. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ luôn chăm chỉ làm việc và hỗ trợ nhau kiếm thu nhập lo cho cuộc sống gia đình.
Theo Hiếu Nghĩa/ Báo Cần Thơ
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.