Người dân làng khô xứ biển Trần Đề lo lắng vì ít người mua, giá giảm
(NSMT) - Nhiều năm qua, cứ gần đến Tết Nguyên đán, những cơ sở, hộ gia đình sản xuất, chế biến, kinh doanh khô ở ấp Cảng (thị trấn Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) lại bận rộn vào vụ sản xuất, tăng cường nguồn hàng hóa phục vụ cho thị trường Tết, thu nhập mỗi ngày hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nhưng những ngày này, bà con lại đang rầu vì sản xuất cũng như kinh doanh mặt hàng khô truyền thống bị giảm sút do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ông Lưu Hữu Danh, Bí thư – Chủ tịch UBND huyện Trần Đề, cho biết: Nghề sản xuất, kinh doanh mặt hàng khô của bà con ở ấp Cảng đã nổi tiếng từ lâu về sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản khô. Khô ở xứ Cảng Trần Đề có nhiều loại. Trong đó, loại bình dân có nhiều loại như cá lù đù, cá khoai, cá lưỡi trâu, cá chỉ vàng; cao hơn một chút là tôm khô, cá kèo,mực, cá đuối… Loại cao cấp có cá đuối đen (hắc cấy), ó xanh,… Giá cả khô cũng phong phú, có loại chưa tới 100.000 đồng/kg, có loại từ 1-2 triệu đồng/kg, có loại 7-8 triệu đồng/kg,… như đuối đen (hắc cấy).

Các mặt hàng khô của ấp Cảng, thị trấn Trần Đề.
Ông Dương Thanh Ngân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Trần Đề, cho biết: Hiện nay ở thị trấn có hàng chục hộ sản xuất và kinh doanh mặt hàng khô. Biển có loại hải sản gì bà con làm đều làm khô được nên mặt hàng rất phong phú, khô Trần Đề được đánh giá sạch, vừa miệng, chế biến theo phương pháp thủ công, không dùng các phẩm màu, hóa chất nên rất an toàn, giá cả cũng phù hợp nên khô của Trần Đề rất được ưa chuộng, không chỉ trong tỉnh, mà người dân ở các tỉnh khác và TP HCM cũng chọn khô Trần Đề.

Làng khô ở ấp Cảng của xứ biển Trần Đề từ lâu đã là nơi nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng về chế biến và xuất bán các loại đồ khô.
Ông Lê Văn Dũng, chủ cơ sở khô Dũng - Phượng, cho biết: Chúng tôi đã chuẩn bị hàng phục vụ tết từ mấy tháng trước. Bây giờ chỉ tập trung bán cho khách hàng chứ không sản xuất nữa. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các cơ sở chế biến, kinh doanh mặt hàng khô ở địa phương gặp không ít khó khăn, nhất là trong khâu tiêu thụ. So với những năm trước, sản lượng của chúng tôi cũng không giảm đáng kể, tuy nhiên giá cả có giảm, tầm khoảng vài chục phần trăm. Chúng tôi kinh doanh đã lâu, có nhiều khách quen nên hàng hóa bán ra cũng ở mức ổn định. Một ngày doanh thu của cơ sở cũng được từ 50 triệu đến trên 100 triệu đồng.
Trong khi đó, mở nắp các tủ chứa sản phẩm khô của mình, anh Nguyễn Văn Hiểu, chủ sơ sở Quý Hiểu, chia sẻ: Hàng hóa cơ sở đã chuẩn bị sẵn sàng, đầy các tủ đông, tủ mát nhưng bán không được bao nhiêu. Năm trước một ngày doanh thu của chúng tôi đạt từ 60-70 triệu mỗi ngày nhưng năm nay ế quá, có ngày không được 1 triệu đồng. Hi vọng từ nay đến 25-27 tháng Chạp sẽ bán được nhiều hơn.
Theo anh Hiểu, những năm trước, từ giữa tháng Chạp là khách hàng mua rất nhiều, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan mua làm quà biếu, người dân mua gửi ra nước ngoài cho người thân nhưng năm nay rất ít người mua.
Cũng vì ít người mua nên giá các loại khô giảm nhiều so với năm trước. Cụ thể, mực khô năm trước giá từ 1,2-1,3 triệu đồng/kg nhưng hiện nay chỉ khoảng 900.000 đồng/kg; tôm khô giá từ 1-1,2 triệu đồng/kg nhưng nay chỉ khoảng 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg; cá chỉ, cá mối giá 220.000đồng/kg nhưng nay chỉ 160.000đồng/kg,… mà vẫn không nhiều người mua.
Vận hành công trình ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng
Sáng 17/2, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển thông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tổ chức vận hành tạm thời công trình cống âu Rạch Mọp để phục vụ sản xuất.
Kiên Giang: Khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Châu Thành
Nhằm triển khai thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, sáng ngày 17/2, huyện Châu Thành tổ chức Lễ Khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã Bình An. Dự buổi lễ có Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, cùng dự còn có các đồng chí lãnh đạo huyện Châu Thành, xã Bình An và đông đảo bà con nhân trên địa bàn.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang trao quyết định về công tác cán bộ
Ngày 14/2, Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị công bố, trao các quyết định về công tác cán bộ cho 13 đồng chí. Đại tá Nguyễn Văn Ngành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy – Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự và chủ trì hội nghị, cùng dự có Đại tá Huỳnh văn Khởi, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.
Kiên Giang hoàn thành giao nhận quân năm 2025
Sáng 13/2, đồng loạt các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi, các địa phương trong toàn tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.
Những khoảnh khắc tiễn tân binh lên đường nhập ngũ tại Cà Mau
(NSMT) - Sáng 13/2, thanh niên tỉnh Cà Mau nô nức hòa mình vào không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân trên khắp cả nước. Tại huyện Phú Tân đã tổ chức lễ tuyển quân, tiễn đưa các tân binh lên đường nhập ngũ trong bầu không khí phấn khởi và đầy tự hào.
Tiễn bước thanh niên: Niềm tự hào và khí thế mới trong ngày nhập ngũ
Sau dịp Tết Nguyên đán năm 2025, khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt tại thành phố Cần Thơ, người dân hân hoan tiễn đưa những thanh niên lên đường nhập ngũ.
Thanh niên Sóc Trăng nô nức lên đường nhập ngũ
Sáng 13/2, các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã đồng loạt tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong đó, có 1.650 quân cho các đơn vị thuộc lực lượng Quốc phòng và 275 tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân.