Người phụ nữ 30 năm “chở quê lên phố”
Tại chân cầu Hưng Lợi (quận Ninh Kiều), có một điểm bán dừa nước. Ðặc sản quê được bày bán giữa lòng phố thu hút nhiều người tìm đến. Ðó cũng là nghề mưu sinh suốt 30 năm qua của một đại gia đình chọn Cần Thơ lập nghiệp.

Bà Hòa bán dừa nước cho khách.
Dừa nước phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, nhất là các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang... Dễ dàng bắt gặp hình ảnh những rẫy dừa nước mênh mông, bạt ngàn chạy dọc theo sông rạch miền Tây. Lá dừa nước dùng để lợp nhà, sóng lá dùng để chằm lá hoặc làm củi. Riêng trái dừa nước là một món ăn dân dã, từ món “ăn chơi” của người nhà quê nay là đặc sản ở phố thị. Trái dừa nước khi vừa ăn được chẻ ra, lấy muỗng múc ruột (cơm) để ăn. Cơm dừa nước có thể ăn ngay cũng rất ngon nhưng ngon hơn nữa là pha thêm ít đường, cho thêm đá lạnh. Kỳ công hơn, cơm dừa nước dùng để nấu chè, làm nên một món ăn đặc biệt. Dừa nước vì vậy mà được nhiều người ưa chuộng.
Bà Võ Thị Kim Hòa (60 tuổi) là người chủ công trong đại gia đình bán dừa nước ở Cần Thơ bây giờ. Nhiều chỗ bán dừa nước ở chân cầu Hưng Lợi, đường 3 Tháng 2, đường Nguyễn Văn Cừ... đều do các con bà bán. Bà Hòa kể, quê bà ở Long Mỹ, Hậu Giang, lớn lên từ những đám dừa nước bạt ngàn bên bờ kinh nhỏ. Rồi bà lấy chồng, các con lần lượt ra đời nhưng ở quê không có đất canh tác, cảnh nghèo bủa vây nên vợ chồng, con cái đùm túm trên chiếc ghe nhỏ, rời quê lên Cần Thơ lập nghiệp. Không có nghề, lại không có vốn, bà Hòa đi bẻ mớ rau, chồng đi bắt cá, ốc bán đắp đổi qua ngày. Rồi bà tình cờ thấy ghe lái chở dừa nước bán. Bà ngoắc lại để tìm hiểu và quyết định mua để chẻ bán. Cái nghề “chở quê lên phố” bắt đầu từ đó, đến nay đã ngót nghét 30 năm.
Chồng qua đời, bà Hòa cùng 6 người con cũng sống bằng nghề chẻ dừa nước bán. Bây giờ, ngoài bà Hòa còn có 5 người con, dâu, rể theo nghề này. Chị Trần Thị Ngọc Giàu, con dâu thứ hai của bà Hòa, cho biết: Lúc vợ chồng mới cưới nhau về không biết làm gì, mẹ truyền cho cái nghề rồi nhường lại chỗ cho bán. Nghề này không giàu có gì nhưng đủ ăn, thu nhập ổn định. Anh Nguyễn Bạch Nhạn, con rể thứ ba của bà Hòa thì bán ở chân cầu Hưng Lợi phía bờ quận Cái Răng, với quy mô khá lớn. Ðể phục vụ nhu cầu thị trường, anh Nhạn còn thuê nhân công địa phương ở các khâu chẻ và múc cơm dừa nước. Mỗi người một công đoạn, thoăn thoắt đều tay để kịp có sản phẩm bán cho khách.
Bà Kim Hòa cho biết, dừa nước quầy được bà mua từ các thương lái từ miệt Cầu Kè (Trà Vinh), Long Phú, Ðại Ngãi (Sóc Trăng). Trung bình, 100 quầy dừa nước được mua giá 1,1 triệu đồng, bỏ công chẻ, bán ra được khoảng 2 triệu đồng. Lúc bán đắt hàng thì khoảng 3 ngày, chậm thì 4-5 ngày. Với thu nhập như thế thì không nhiều nhưng có thể trang trải cuộc sống bình dân của các gia đình nhỏ. Trong năm, những tháng mùa hạn nhiều khi dừa nước “cháy hàng” nhưng tới mùa mưa dầm như hiện tại, dừa nước rất nhiều mà lại ngon.
30 năm gắn bó với trái dừa nước, bà Hòa chỉ cần nhìn thôi đã biết quầy dừa nước nào vừa ăn hoặc đã cứng cạy, hoặc còn non. Bàn tay thô sần, lấm lem nhựa dừa nước của bà Hòa và các con cho thấy thâm niên của mọi người. Ðộng lực khiến bà Hòa và các con gắn bó với trái dừa nước còn ở tình cảm của khách mua hàng. “Nhiều người thấy mình bán dừa nước thích lắm, họ nói nhớ quê hương. Nhiều người còn nói nhờ mình mà được ăn món của ngày xưa. Nghe họ nói vậy mình rất vui”, bà Hòa kể.
Theo Đăng Huỳnh (Báo Cần Thơ)
https://baocantho.com.vn/30-nam-cho-que-len-pho--a135372.html
Sắc màu thành phố Cần Thơ qua góc nhìn trẻ thơ
(NSMT) - Hướng đến xây dựng hình ảnh con người Cần Thơ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các phẩm chất "Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức "Hội thi vẽ tranh và triển lãm tranh năm 2025". Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho các em học sinh.
Trưng bày 250 hình ảnh, hiện vật, sách, báo quý về báo chí cách mạng ở Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 19/6, tại Thư viện TP. Cần Thơ, Hội Nhà báo TP. Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm chuyên đề “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 19/6 đến 30/6.
Tình đồng hương lan tỏa trên đất Tây Đô
(NSMT) - Hội thi Văn nghệ "Tình đồng hương trên đất Tây Đô" lần thứ II - năm 2025 vừa diễn ra tại Đại học Cần Thơ đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc đắt giá về tình đất, tình người. Không chỉ là một sân chơi nghệ thuật, chương trình còn là cầu nối gắn kết cộng đồng sinh viên Bạc Liêu - Cà Mau đang học tập tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành lân cận.
Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ góp phần tôn vinh nét đẹp, bản sắc của người phụ nữ Việt
(NSMT) - Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ vừa tổ chức show diễn 'Thị'. Chương trình tổ chức nhằm mục đích tôn vinh nét đẹp, bản sắc của người phụ nữ Việt Nam trong chiều dài văn hoá - lịch sử.
Dư âm Press Cup 2025 sau tiếng còi mãn cuộc
Press Cup 2025 đã khép lại sau những trận cầu rực lửa. Sau những cuộc giao lưu đoàn kết, các cầu thủ lại trở về với công việc, cuộc sống nhưng dư âm thì vẫn còn đó.
Gala "Siêu cúp báo chí" Việt Nam–Thái Lan: "Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa những người làm báo hai quốc gia"
Gala "Siêu cúp báo chí" được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để những người làm báo hai quốc gia giao lưu, gắn kết qua hoạt động thể thao mang đậm tinh thần hữu nghị.
Thắng kịch tính trên loạt luân lưu, Trung tâm PTTH Quân đội đoạt Siêu cúp báo chí Thái Lan - Việt Nam
Trong loạt sút luân lưu đầy may rủi, FC Trung tâm PTTH Quân đội đã giành chiến thắng trước đối thủ FC Liên đoàn Báo chí Thái Lan để nâng cao Siêu cúp báo chí Việt Nam - Thái Lan.