Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp khắc phục stress học đường đáng lưu tâm
Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên. Suốt quá trình học hành gian khổ, các bạn phải đối mặt với hàng loạt áp lực đến từ gia đình, nhà trường và bạn bè đồng trang lứa. Đây chính là những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng stress học đường.
1. Nguyên nhân gây stress học đường
Trong nhịp sống hiện đại, stress học đường không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tỷ lệ học sinh mắc phải tình trạng này đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Stress học đường là phản ứng tự nhiên của cơ thể học sinh, sinh viên trước áp lực quá tải, triền miên từ thế giới xung quanh. Những yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi này thường xuất phát từ kỳ vọng quá lớn của nhà trường, gia đình và những người thân yêu.
Vì mong muốn con em đạt được thành tích học tập thật tốt, nhiều bậc phụ huynh đã ép con rèn luyện, học thêm, bồi dưỡng kiến thức quá nhiều. Sau những giờ học tập mệt nhoài trên lớp, nhiều bạn trẻ vẫn phải tiếp tục “chạy sô” từ hết lò luyện này sang trung tâm khác, đến nỗi phải ăn uống vội vàng, qua loa cũng như không đủ thời gian giải trí, thư giãn.
Thêm vào đó, trên thực tế, học sinh khối trung học cơ sở và trung học phổ thông thường xuyên căng thẳng, lo lắng vì áp lực điểm số. Nếu không đạt được kết quả như mong muốn, các em sẽ bị cha mẹ la mắng nặng lời, làm thầy cô phiền lòng và khiến bạn bè không thích chơi cùng.
Hơn nữa, những thay đổi đáng kể về mặt tâm – sinh lý ở tuổi dậy thì, mâu thuẫn với bạn cùng lớp, thân hình không cân đối, chuyển trường, chuyển nhà… cũng là những nguồn cơn gây ra tình trạng stress học đường thường gặp nhất.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, cảm nhận, hành vi, cách ứng xử của nhiều học sinh. Do đó, ngay khi phát hiện con em/học trò của mình xuất hiện nhiều biểu hiện căng thẳng, cha mẹ và thầy cô nên kịp thời quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ nhằm chủ động phòng tránh những hệ lụy khó lường.
2. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng stress học đường
Với nhiều biểu hiện thực thế đi kèm, chứng stress học đường có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
Mất hứng thú với các sở thích, đam mê trước đây
Tò mò vốn là bản chất của chúng ta. Đây là nhu cầu đặc biệt quan trọng của thanh thiếu niên. Khi càng khám phá về thế giới, các em càng thấu hiểu sở thích của bản thân và ngược lại.
Nếu mất hứng thú với những niềm đam mê trước đây, rất có thể, trẻ đang gặp phải một vấn đề tâm – sinh lý nào đó liên quan đến tình trạng stress học đường. Trong nhiều trường hợp, vì quá ám ảnh bởi các yếu tố căng thẳng đến từ gia đình, nhà trường và cuộc sống, các em khó vực dậy tinh thần và duy trì niềm cảm hứng trước đây với sở thích của mình.
Chỉ thích ở một mình
Mọi người đều mong muốn có được không gian riêng tư dành cho bản thân. Điều này càng trở nên cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, những bạn trẻ đang học cách trưởng thành. Các em cần một khoảng không gian đủ thoải mái, an toàn và riêng tư để tìm hiểu chính mình cũng như trú ẩn, chữa lành mỗi khi tổn thương, mệt mỏi.
Tuy nhiên, nếu điều này trở thành khao khát mãnh liệt, đến nỗi luôn cố gắng tự tách mình khỏi những người thân thương thì rất có thể, trẻ đang rơi vào tình trạng stress học đường.
Cảm giác bản thân vô dụng, không có giá trị
Theo quá trình phát triển tâm – sinh lý hoàn toàn tự nhiên, đa số học sinh đều có xu hướng thích thể hiện bản thân.
Thế nhưng, nếu mắc phải tình trạng này, bé sẽ trở nên u sầu, ủ rũ vì cho rằng mình vô dụng, vụng về, không có giá trị, không có đam mê. Để tháo gỡ nút thắt tâm lý ấy, bạn nên khen ngợi, động viên con em đúng lúc nhằm giúp bé củng cố niềm tin vào bản thân, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và hăng hái phấn đấu, trưởng thành.
Cảm thấy buồn chán không rõ lý do
Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của chứng trầm cảm học đường là lo lắng, ủ rũ, trầm buồn vì những câu chuyện/sự kiện/tình huống bình thường, vụn vặt. Vì vậy, các em bắt đầu thu mình trong một chiếc hộp u tối, chật chội để tránh xa thế giới xung quanh sống động. Đây đồng thời cũng là triệu chứng rối loạn lo âu điển hình. Lúc này, phụ huynh và giáo viên cần cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, điềm tĩnh lắng nghe cũng như đồng hành, hướng dẫn con cách thức đối mặt cảm xúc, ổn định tâm lý, từ đó tìm lại niềm vui trong học tập và cuộc sống.
Không chỉ dừng lại ở tâm trạng buồn bã lâu ngày, nhiều bé còn hay tức giận vô cớ. Lý giải về điều này, các chuyên gia tâm lý cho biết, học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 vừa phải thường xuyên gánh trên vai quá nhiều kỳ vọng từ cha mẹ cùng áp lực học hành, thi cử vừa phải cố gắng vật lộn với hàng loạt cảm xúc nổi loạn, bốc đồng của tuổi mới lớn. Do đó, trẻ khó có thể kiểm soát tâm trạng tốt như người lớn. Kết quả là các con dễ la hét, cáu gắt, quậy phá, thậm chí đánh nhau. Sự kéo dài của vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn lo âu và căn bệnh trầm cảm về sau.
Suy nghĩ tiêu cực về con người và cuộc sốngTheo thống kê, trên 70% học sinh bị trầm cảm học đường đã nghĩ đến cái chết. Và buồn thay, đã có quá nhiều cái chết thương tâm xảy ra khi con trẻ không tìm thấy hướng đi đúng đắn trong những năm tháng khó khăn, đau khổ nhất của cuộc đời.
Trong độ tuổi vị thành niên, bé luôn phải gánh trên vai quá nhiều kỳ vọng của gia đình, ganh đua điểm số với bè bạn và điên cuồng vùi đầu ôn luyện cho những kỳ thi liên tiếp, cuối cùng trở nên kiệt quệ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Đây chính là nguồn cơn của tâm lý bất cần, suy nghĩ tiêu cực và nhiều hành động xốc nổi.
3. Phương pháp xử lý tình trạng stress học đường
Cha mẹ nên đồng hành cùng con giải tỏa stress học đường như thế nào?
Thay vì để trẻ trút giận theo bản năng mỗi khi bất ổn tâm lý thì cha mẹ nên nhẹ nhàng hỗ trợ, hướng dẫn con phương pháp xoa dịu căng thẳng và giải quyết muộn phiền. Theo các chuyên gia, vấn đề tiên quyết là bé cần xây dựng thời gian biểu khoa học, hợp lý, đảm bảo có đủ thời gian xử lý toàn bộ số lượng bài tập về nhà khổng lồ.
Nếu con phải hoàn thành quá nhiều bài tập vào cùng một thời điểm, bạn cần ghi nhớ rằng, trong mọi trường hợp, sức khỏe thể chất và tinh thần của con yêu vẫn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi buộc trẻ phải “hy sinh” giấc ngủ của mình.
Phụ huynh có thể tập cho con thói quen lên lịch việc học và sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp bằng cách dán thời khóa biểu lên bàn học, gắn nhãn mọi tài liệu của từng môn học, cất trữ dụng cụ học tập theo từng ngăn riêng. Việc thiếu óc tổ chức, sắp xếp dễ khiến bé căng thẳng không cần thiết và tốn nhiều thời gian tìm kiếm đồ đạc.
Bên cạnh đó, độc giả hãy dạy bé kỹ năng phân loại, ưu tiên nhiệm vụ/bài tập cần thực hiện. Nếu có thể, bạn nên khuyến khích con và bạn bè học nhóm với nhau. Sau mỗi 45 – 60 phút học hành chăm chỉ, trẻ cần được nghỉ giải lao trong vòng 5 – 10 phút trước khi tiếp tục “chiến đấu”.
Cha mẹ hãy đảm bảo con yêu bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu đúng theo khuyến nghị, học tập – nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ và có thêm chút thời gian vui chơi, thư giãn (để bé được sống trọn vẹn với lứa tuổi của mình), đồng thời thường xuyên hỏi han, động viên, trò chuyện, chia sẻ cũng như trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc của trẻ.
Phụ huynh nên nhớ, đừng bao giờ ép buộc bé cố gắng học hành bằng thái độ gay gắt và giận dữ. Hành động răn đe và những lời mắng nhiếc nặng nề có thể khiến con càng thêm tổn thương, buồn bã và tự căm ghét chính mình.
Thay vào đó, người đọc chỉ cần lắng nghe con tâm sự mỗi ngày để bao dung và thấu hiểu con hơn. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể chủ động trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để gia hạn thời gian nộp bài.
Cùng con đến gặp các chuyên gia tâm lý
Nếu ba mẹ đã dùng nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa có cải thiện được hoặc ba mẹ không có kỹ năng đồng hành cùng con, ba mẹ có thể đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia là những người thấu hiểu tâm lý của trẻ sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng stress học đường ở trẻ và đưa ra các giải pháp phù hợp, giúp trẻ giải tỏa stress, biết cách kiểm soát cảm xúc, có năng lượng tích cực và hứng thú, đam mê để học tập. Đồng thời giúp ba mẹ đồng hành cùng con phù hợp với độ tuổi, tích cách và môi trường. Tốt nhất, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở tâm lý trị liệu uy tín hoặc gặp các chuyên gia tâm lý giỏi.
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…