Nhớ hoài mùi cơm cháy, kí ức miền tuổi thơ của người xa xứ
Bao năm rồi, tôi vẫn không quên được mùi vị ấy, mùi của khói củi vườn, lá cây khô, vị của lúa gạo đồng quê, nắng mưa chất phác quyện hòa trong miếng cơm cháy vàng giòn của tuổi thơ nơi quê nghèo.
Đó là những năm tháng người quê tôi còn nhọc nhằn ra vườn gom lá khô, củi mục về chất vô góc bếp, nhóm lửa thổi cơm. Căn bếp xưa lỉnh kỉnh nồi niêu, rổ rá, thúng mủng, ở giữa mẹ đặt chiếc lò đất nung cũ kỹ, lem lấm mùn tro và bụi đất. Chiếc lò lặng thầm trên kệ, xung quanh vương vãi lá khô, vỏ củi, bên cạnh là hai chiếc que sắt mẹ để khều than.
Cơm cháy, kho quẹt là món ăn dân dã nhưng lại ẩn chứa bao tình cảm, là miền kí ức đẹp đẽ của những đứa con miền Tây.
Ngồi trên cái ghế cũ, mẹ tảo tần nhóm lửa, chụm củi, rồi nhẹ nhàng bắc lên lò chiếc nồi gang kín nắp đựng gạo đã vo sạch. Tiếng củi bén lửa xì xèo, lẫn trong tiếng vỏ cây nổ lách tách, tiếng nước chảy trong veo từ cái chum lọc nước.
Mẹ vừa lom khom nhặt rau, thái củ, vừa giữ cho lửa cháy đều, chờ cơm sôi thơm hương gạo mới. Khi nắp đậy bắt đầu nhảy lách tách và hơi trắng phả ra khỏi mép miệng nồi, bên trong cơm đã sôi ùng ục, mẹ giở nắp ra khuấy đều rồi chờ cơm cạn nước. Trong lúc chờ, mẹ gạt bớt lửa, chỉ còn để củi cháy liu riu, sau đó đậy nắp lại đợi cơm chín. Biết ý con thích ăn cơm cháy, mẹ dùng que sắt gắp vài cục than nóng đỏ đặt lên nắp nồi, hạt cơm cháy sẽ vàng giòn.
Khi mâm cơm được dọn ra tấm phản gỗ, bao giờ tôi cũng háo hức đợi khi nồi cơm gần hết, sẽ được ăn cơm cháy mẹ vét ở đáy nồi. Cơm cháy chấm cùng kho quẹt, những hôm không có kho quẹt, mẹ sẽ làm muối đậu phộng, ăn vào những ngày mưa.
Tôi nhớ món muối đậu phộng của mẹ, món ăn chỉ đơn thuần là muối trộn với ít đường, rắc thêm đậu phộng rang đã bóc vỏ và giã thành hạt nhỏ, giòn rụm, mà vương vấn cả tuổi thơ. Cơm cháy khi còn nóng thì cứng, giòn, để lâu một chút, miếng cơm sẽ vừa dẻo vừa dai, nên tôi chỉ thích ăn lúc nóng.
Nhớ những ngày thơ ấu ham chơi, đến giờ cơm, mẹ sai chị tôi ra bãi đất trống ngoài đồng gọi tôi về, bao giờ chị cũng dọa: “Về ăn nhanh chứ hết phần cơm cháy!”. Và lần nào nghe xong câu nói đó, dù đang giữa cuộc chơi cùng chúng bạn, tôi đều chạy ù về.
Bây giờ, mỗi khi nhớ lại những ngày tháng ấy, tôi lại thương đến nao lòng bàn tay mẹ dồn sức vét cơm, thương tiếng chị gọi từ xa, bóng ngả hanh hao giữa nắng chiều…Tôi xa quê đi học, tá túc ở nơi phố thị đua chen, đủ đầy của ngon vật lạ, mà lòng có bao giờ quên giề cơm cháy ngọt bùi, thảo thơm tình mẹ.
Ở quê nhà, mẹ vẫn giữ thói quen nấu cơm bằng củi, dù anh tôi đã sắm cho mẹ chiếc nồi điện cùng bếp gas, đỡ đần mẹ chuyện cơm nước, nhưng mẹ bảo, cơm nấu bằng bếp củi mới ngon. Thành ra, một trong những niềm hạnh phúc của tôi mỗi lần về bên mẹ, là được trệu trạo nhai miếng cơm cháy vàng giòn và bùi ngùi nhớ về những tháng ngày xưa xa…
Theo Trần Văn Thiên (Báo Bạc Liêu)
http://www.baobaclieu.vn/huong-vi-que-nha/nho-hoai-com-chay-58802.html
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).