Những cuốn sách thiếu nhi đầu tiên ra đời như thế nào?
Văn học thiếu nhi là những câu chuyện, sách, tạp chí và những bài thơ được làm cho trẻ em được ra đời vào năm 1744. Văn học thiếu nhi ngày càng phát triển về cả đội ngũ sáng tác, đề tài và thể loại tác phẩm hay thậm chí đã mang đến một thế giới đa dạng, nhiều màu sắc cho trẻ em.
Các hình thức văn học khác phát triển từ những câu chuyện kể từ thế hệ này sang thế hệ khác và văn học thiếu nhi cũng không ngoại lệ. Từ đầu năm 400 trước Công nguyên, các truyện dân gian Ailen đã được kể truyền miệng.
Bìa một cuốn sách dựa trên những ghi chép còn lưu lại của Pachatantra. Ảnh: Amazon.
Trong khi đó, truyện dân gian được viết sớm nhất được cho là Thuật xử thế Ấn Độ (Pachatantra) vào khoảng năm 200 sau Công nguyên. Khoảng năm 400 sau Công nguyên, phiên bản đầu tiên của Ngụ ngôn Aesop (Aesop's Fables) xuất hiện trên các cuộn giấy cói.
Ở Trung Quốc, việc kể chuyện được ưa chuộng nhất thời nhà Tống (năm 960-1279). Nhiều câu chuyện từ thời đại này hiện được sử dụng để giáo dục trong trường.
Thời điểm châu Âu trở thành trung tâm văn hóa của thế giới, các truyện viết cho thiếu nhi càng trở nên phổ biến. Chủ yếu chúng được viết bằng tiếng Latin, mang nội dung định hướng cho trẻ.
Ở thời trung cổ, rất ít tác phẩm viết cho thiếu nhi có mục đích giải trí. Chủ đề vẫn là giáo huấn và dạy đạo đức. Trẻ em được dạy đọc trên những tấm gỗ phủ giấy da có bảng chữ cái và một lời cầu nguyện đơn giản, thường là Kinh Lạy Cha (Pater Noster).
Nội dung của cuốn sách đầu tiên trên thế giới cho trẻ em. Ảnh: Britannica.
Sự phát triển của văn học thiếu nhi, trước khi in được phát minh là rất khó để tìm ra dấu tích. Ngay cả sau khi in ấn trở nên phổ biến, nhiều câu chuyện "trẻ em" cổ điển ban đầu được tạo ra cho người lớn và sau đó được điều chỉnh cho đối tượng trẻ hơn. Từ thế kỷ XV, nhiều tài liệu đã được dành riêng cho trẻ em, thường là với thông điệp đạo đức hoặc tôn giáo. Văn học thiếu nhi đã được định hình bởi các nguồn tôn giáo, như theo truyền thống Thanh giáo, hoặc bởi quan điểm triết học và khoa học hơn với những ảnh hưởng của Charles Darwin và John Locke.
Đến thế kỷ XVII, các cuốn sách nuôi dưỡng tâm hồn trẻ được xuất bản nhiều.
Những cuốn sách bỏ túi gấp lại thay vì được ghép với nhau là sản phẩm đầu tiên cho sự ra đời của sách minh họa cho trẻ. Chúng thường chứa một số hình ảnh khắc gỗ đơn giản đi kèm nội dung. Truyện kể lúc này là các câu chuyện dân gian hoặc đoạn văn về tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong khi đó, những năm 1600, khái niệm “thời thơ ấu” (childhood) phát triển. Thay vì coi là "người lớn thu nhỏ", trẻ em được xem là độc giả riêng biệt với nhu cầu và hạn chế nhất định.
Vì vậy, các nhà xuất bản trên khắp châu Âu bắt đầu in sách dành riêng cho đối tượng độc giả này. Mục đích của những cuốn sách vẫn mang tính mô phạm, mặc dù nhiều tập truyện cổ tích đã ra đời và được nhiều độc giả nhí đón nhận nồng nhiệt.
Thời điểm này, xu hướng minh họa sách thiếu nhi cũng trở nên thịnh hành. Thế kỷ XVIII đến XIX, văn học cho trẻ em ngày càng phổ biến.
Năm 1744, John Newbery xuất bản cuốn A Little Pretty Pocket-Book, kể về những trò chơi cho trẻ, truyện ngụ ngôn, kèm một số tranh vẽ minh họa.
Theo Britannica, đây được xem là tác phẩm văn học thiếu nhi đầu tiên trên thế giới, thực sự mang đến niềm vui khi đọc sách cho trẻ - hướng đến mục đích giải trí qua các trang sách thiếu nhi.
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX được gọi là "Thời đại hoàng kim của văn học thiếu nhi" bởi vì nhiều cuốn sách thiếu nhi kinh điển đã được xuất bản sau đó. Nó cũng đánh dấu ngành công nghiệp sách tranh cho trẻ em chính thức trở thành một "cá thể" mang hình hài khỏe mạnh, hoạt động thành mảng độc lập.
Còn tại Việt Nam, cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam có một bộ phận đáng kể là văn học dân gian. Ảnh Trí thức Việt Book.
Những sáng tác truyền miệng này không phải chủ yếu dành cho trẻ em nhưng vẫn được người đọc nhỏ tuổi mọi thời đại yêu thích và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt là các thể loại truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,…
Còn văn học hiện đại viết cho thiếu nhi Việt Nam bắt đầu được manh nha từ những năm 20 của thế kỉ XX nhưng thực sự phát triển và trở thành một bộ phận của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Theo Nhan Nhan (Zingnews)
https://zingnews.vn/nhung-cuon-sach-thieu-nhi-dau-tien-ra-doi-nhu-the-nao-post1089036.html
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.