Sống khỏe

Những loại thực phẩm giúp người mắc bệnh cúm tăng sức đề kháng

Thứ tư, 27/07/2022, 11:23 AM

(NSMT) - Thời tiết thay đổi là điều kiện dễ dàng để các loại virus cảm cúm lây lan làm cơ thể mệt mỏi, dù không quá nguy hiểm nhưng đôi khi có trường hợp nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Đây là thời điểm cơ thể cần được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại loại virus này.

Cảm cúm là bệnh bị gây ra bởi một loại virus làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, cơ thể khó chịu, các cơ quan hô hấp như mũi, cổ họng và phổi bị giảm sút sức đề kháng. Hầu hết các trường hợp mắc cảm cúm sẽ tự khỏi, cũng có trường hợp trở nặng do chủ quan và nhầm lẫn với cảm lạnh. Khi bị mắc bệnh cảm cúm, cơ thể cần được bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm làm tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng cảm cúm giúp mau khỏi bệnh.

Dưới đây là một số loại thực phẩm có ích nên được thêm vào thực đơn cho những người bị cảm cúm:

Những loại trái cây, rau xanh giàu vitamin C

Vitamin C giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể, là thành phần đặc biệt quan trọng đối với sự duy trì của một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Những loại trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, dưa hấu, dứa, chuối,...  hay các loại rau như cải bó xôi, cải xoăn, các loại rau xanh khác sẽ là lựa chọn vô cùng thích hợp cho những ai đang cảm cúm. Những loại trái này không những có nhiều vitamin C mà còn chứa vitamin A, B6, chất xơ, kali, kẽm và một số khoáng chất khác rất tốt cho quá trình tăng sức đề kháng làm giảm mệt mỏi. Hơn nữa, lượng vitamin C dồi dào trong các loại trái cây này có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm viêm giúp thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch giúp chống lại vi khuẩn có hại và các phần tử khác ngăn ngừa các triệu chứng giúp người bệnh mau hồi phục. 

Thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như phospho, canxi, sắt,.., cùng các vitamin A, E, C, B1, B2 nhưng không quá nhiều chất béo giúp dễ tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng có trong thịt gà sẽ giúp cơ thể người bệnh hấp thu tốt hơn trong quá trình phục hồi sức khỏe. Để không bị ngán, thịt gà có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nấu cháo, nấu soup hoặc nấu canh với gừng,...

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Thịt bò

Thịt bò luôn là loại thực phẩm được đưa vào trong thực đơn của những người cần bổ sung dinh dưỡng, trong thịt bò có chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe như protein, sắt, magie, selen, phospho, vitamin B6, B12 hay đặc biệt là kẽm với tác dụng chống khuẩn, kháng viêm và giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Thịt bò khi chế biến có thể kết hợp cùng một số loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, khoai tây để tăng thêm sức đề kháng.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Lượng protein có trong các loại đậu, ngũ cốc rất quan trọng, chúng sẽ cung cấp các axit amin mà cơ thể cần để xây dựng các thành phần của hệ thống miễn dịch để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Mật ong

Mật ong cũng được xem là một trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và phòng cảm cúm hiệu quả, với những thành phần hữu ích và đặc tính sát khuẩn cao, mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng và trị cảm cúm một cách tự nhiên.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Một số loại rau, củ gia vị quen thuộc

Gừng, tỏi, hành lá, hành tây hay lá hẹ đều là những loại “gia vị” có ích trong quá trình làm tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm. Trong tỏi có chứa chất allicin, hợp chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh và được coi là thực phẩm rất tốt để trị bệnh cảm cúm, giảm ngạt mũi, giảm ho, long đờm. Rau hẹ chứa protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, vitamin A, C, chất chống oxy hóa và các hợp chất organosulfur có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus. Ngoài ra, hẹ là vị thuốc có tác dụng hành khí, tán ứ, giải độc, giảm ho và tiêu sưng thích hợp để điều trị cảm cúm trong y học cổ truyền.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Bên cạnh các loại thực phẩm dinh dưỡng, người bệnh còn cần chú ý chế độ nghỉ ngơi và uống đủ nước vì khi cảm cúm cơ thể sẽ mất nhiều nước do sốt, nhiều mồ hôi hay hoặc do việc ăn uống không ngon miệng, khó hấp thu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày nên uống khoảng 2,5-3 lít khi đang bị cảm cúm sẽ giúp giảm tình trạng bệnh. Hãy cẩn trọng giữ gìn sức khỏe của mình để không gặp phải những tình trạng không mong muốn!

Mộc An (T/H)  
Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia; trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị.

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

(NSMT) - Ngày 8/5, đại diện Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, vào lúc 22h00 tối ngày 5/5, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi H.B.H (5 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngứa mi mắt dữ dội, Bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ với tinh thần bệnh nhân là trung tâm đã tiếp nhận và điều trị kịp thời ngay trong đêm.

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.