Những người giữ "hồn" làng nghề truyền thống tại Sóc Trăng
Dù nhiều làng nghề truyền thống đã bị mai một, nhưng những người dân xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng vẫn quyết tâm bám nghề, giữ "hồn" cho nghề đan đát, nghề vẽ tranh trên kiếng, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Về xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), nhiều người rất ấn tượng khi được đến một vùng đất có cộng đồng 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng chung sống, có nhiều chùa chiền, điểm du lịch nổi tiếng và có nhiều làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm nay...

Bà Lâm Thị Nết với nghề đan cần xé.
Nghề đan đát
Ông Lâm Huỳnh Minh Thoại, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Tân cho biết: Phú Tân là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, có rất đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có nhiều ngôi chùa cổ Khmer gắn với những truyền thuyết, những tượng Phật, di vật cổ như chùa chùa Bốn Mặt, chùa Chăm Pa, Giếng Tiên,...và có những làng nghề nổi tiếng như: đan đát, vẽ tranh trên kiếng, làm cốm dẹp. Những nghề truyền thống trên đã hình thành nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế cho người lao động, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Trẻ em cũng tham gia làm nghề đan đát.
Theo giới thiệu của ông Thoại, làng nghề đan đát tập trung chủ yếu tại ấp Phước Quới, xã Phú Tân. Đến đây, khách tham quan có thể tham quan trực tiếp tại nhà các hộ dân để tìm hiểu thêm về nghệ thuật đan đát của bà con Khmer và chứng kiến đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, tinh tế của người dân, đã tạo ra những sản phẩm rất phong phú, đa dạng chủng loại và đầy chất nghệ thuật như rổ, thúng, xà ngom, bội nhốt gà, xà neng, cần xé lớn nhỏ các loại, sọt, nong, nia, thúng, sàng, nơm, giỏ, bàn ghế, thang, vạt giường… và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như ghe ngo nhỏ, khay đựng trầu cau, các loại rổ rá nhỏ, đũa… bằng tre, trúc. Hiện nay ở ấp có khoảng trên 100 hộ làm nghề đan đát này.

Người già cũng làm nghề
Bà Lâm Thị Nết (58 tuổi) cho biết: “Gia đình tôi có 4 đời theo nghề này. Ban đầu là bà ngoại tôi, bà mất cách đây 40 năm, lúc đó bà 90 tuổi, túc là làng nghề này đã có trên 100 năm. Sau đó là mẹ tôi, bà mất cách đây 17 năm khi tròn 80 tuổi, rồi tới tôi và hiện nay là con gái tôi tiếp tục theo nghề đan đát. Nghề này trước đây rất phát triển, cho thu nhập khá cao, nhưng sau này các mặt hàng bằng nhựa ra đời nên số người gắn bó với nghề cũng giảm đi nhiều. Gia đình tôi xác định đây là nghề truyền thống của ông bà đã nuôi chúng tôi lớn lên nên chúng tôi vẫn quyết tâm giữ gìn, bảo quản, phát huy chứ dứt khoát không bỏ nghề”.
Theo bà Nết, nghề đan đát này không kén chọn người làm, ai cũng có thể làm được nếu chịu khó. Hiện nay ở ấp suốt ngày vẫn rộn ràng với tiếng chẻ tre trúc, tiếng dao vót, chuốt nan. Già trẻ, gái trai ai cũng làm được. Người già ở nhà không làm gì thì đan, trẻ con đi học về cũng tranh thủ ngồi đan, thanh niên đi làm về tranh thủ ban đêm để đan, tăng thêm thu nhập.
Bà Nết chia sẻ: “Thu nhập không phải là cao nhưng cũng không phải là thấp, đủ trang trải cuộc sống hàng ngày cho gia đình. Gia đình tôi đan cần xé dùng đựng trái cây cho các nhà vườn. Mỗi tuần chúng tôi đan được 20 cái cần xé, bán mỗi cái 40.000 đồng, trừ chi phí còn lời 20.000 đồng mỗi cái. Nghề này tận dụng được thời gian rảnh rỗi cũng như nguồn lao động tại chỗ. Chúng tôi quyết tâm giữ nghề truyền thống của cha ông để lại. Chúng tôi cũng mong muốn được sự tiếp sức của các ngành chức năng tạo thị trường cho sản phẩm của bà con đi xa hơn, thậm chí ra cả nước ngoài”.
Nghề vẽ tranh trên kiếng
Nếu ở ấp Phước Quới có nghề đan đát thì ấp Phước Thuận lại nổi tiếng với nghề vẽ tranh trên kiếng (kính). Đây cũng là nghề truyền thống, mang đậm nét văn hóa nghệ thuật của đồng bào Khmer, ra đời cách đây khoảng hơn nửa thế kỷ.

Nghệ nhân Triệu Thị Vui đang vẽ tranh trên kiếng
Theo ông Thoại, trước đây ở ấp Phước Thuận có rất nhiều hộ gia đình làm nghề vẽ tranh trên kiếng. Cách đây hơn 5 năm, đến Phú Tân, du khách rất thích thú khi ngắm những bức tranh vẽ trên kiếng được bà con phơi đầy trước cửa nhà. Nhưng bây giờ, chỉ còn lại một nghệ nhân duy nhất theo nghề này là bà Triệu Thị Vui.

Theo nghệ nhân Triệu Thị Vui, tranh kiếng được nhiều gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà. Để hoàn thành một bức tranh trên kiếng phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người vẽ cần có sự khéo léo và tay nghề cao, có cặp mắt thẩm mỹ trong phối màu, nét bút thật sắc sảo và tranh có hồn. Đề tài vẽ tranh cũng khá phong phú, nhưng chủ đề được các nghệ nhân vẽ nhiều nhất là câu chuyện kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, phong cảnh chùa hay những địa danh nổi tiếng...

Một số tác phẩm của nghệ nhân Triệu Thị Vui.
Tranh được vẽ trên tấm thủy tinh trong suốt, kích thước bức tranh không giới hạn, màu sắc phong phú. Trước tiên, người thợ đặt tấm kính lên tờ giấy hình mẫu, lưu ý có những chi tiết phải vẽ ngược để khi bức tranh hoàn thành, thì lật lại mặt sau mới khớp với hình mẫu. Tiếp đó, người vẽ dùng cọ chấm sơn vẽ đồ theo hình mẫu. Khi vẽ phải tinh mắt và nhanh tay vẽ mới có những nét thanh, mảnh, mịn, không bị động sơn. Để vẽ tranh, người vẽ sẽ một loạt tranh chứ không vẽ hoàn thành riêng từng bức.
Trước là vẽ nét đồ theo tranh mẫu, sau tô màu. Khi vẽ nét màu nào xong phải đem phơi cho khô rồi mới vẽ màu khác lên. Mỗi bức tranh bán với giá dao động từ dưới 100.000 đồng đến vài ba trăm ngàn đồng.
Bà Triệu Thị Vui cho biết: “Ngày xưa vẽ tranh vui lắm vì cả xóm nhiều nhà, nhiều người cùng tham gia vẽ. Nhưng bây giờ nghề vẽ tranh trên kiếng đã bị mai một, bây giờ chỉ còn tôi còn theo nghề này vì không muốn nghề bị mai một. Chỉ tiếc rằng mai này không biết có còn ai theo nghề truyền thống này nữa hay không?”
Chị Trương Ngọc Thủy, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phú Tân cho biết: “Trước đây ở xã có nhiều người vẽ tranh trên kiếng nhưng vì nhiều lý do nên nhiều người bỏ nghề. Hiện nay xã chỉ còn bà Vui là người duy nhất còn theo nghề. Mỗi lần trò chuyện, bà chỉ ước mong có người theo học nghề này. Nếu ai học bà sẵn sàng truyền nghề cho họ với mong muốn nghề truyền thống của địa phương không bị thất truyền. Bà cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng ở trong và ngoài tỉnh nên bà phải tranh thủ làm vào buổi tối và hợp tác với một số chị em phụ nữ trong ấp cùng làm”.
Được biết, trước đây, khi thị trường còn nhu cầu, có nghệ nhân mỗi tháng vẽ và bán được trên 100 bức tranh, thu nhập rất cao, cuộc sống gia đình ổn định, ngày càng nâng cao. Nhưng hiện nay, nhu cầu của xã hội không cao nên nhiều người vẽ tranh đã bỏ nghề. Nguy cơ mai một nghề vẽ tranh trên kiếng ở xã Phú Tân đang đứng trước nguy cơ bị mất.
Ông Lâm Huỳnh Minh Thoại cho biết thêm: “Hiện nay ở xã chúng tôi đang có Dự án “Khu văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên” (Do nghệ sĩ Quyền Linh đầu tư xây dựng), Dự án du lịch “Văn hóa làng nghề dân tộc xã Phú Tân” để phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Đây là điều kiện để thúc đẩy các làng nghề ở địa phương tồn tại, phát triển, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer, phát triển du lịch gắn với việc phát triển sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở địa phương, tạo sức hấp dẫn đối với du khách khi về Phú Tân”.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình: "Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"
(NSMT) - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức lễ Khai mạc các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình và kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2025), với nhiều nội dung cụ thể, phong phú, lan tỏa sâu rộng thông điệp: "Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương". Tham dự lễ khai mạc và hội nghị có bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Sở Văn hoá - Thể Thao & Du lịch TP. Cần Thơ.
Sắc màu thành phố Cần Thơ qua góc nhìn trẻ thơ
(NSMT) - Hướng đến xây dựng hình ảnh con người Cần Thơ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các phẩm chất "Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức "Hội thi vẽ tranh và triển lãm tranh năm 2025". Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho các em học sinh.
Trưng bày 250 hình ảnh, hiện vật, sách, báo quý về báo chí cách mạng ở Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 19/6, tại Thư viện TP. Cần Thơ, Hội Nhà báo TP. Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm chuyên đề “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 19/6 đến 30/6.
Tình đồng hương lan tỏa trên đất Tây Đô
(NSMT) - Hội thi Văn nghệ "Tình đồng hương trên đất Tây Đô" lần thứ II - năm 2025 vừa diễn ra tại Đại học Cần Thơ đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc đắt giá về tình đất, tình người. Không chỉ là một sân chơi nghệ thuật, chương trình còn là cầu nối gắn kết cộng đồng sinh viên Bạc Liêu - Cà Mau đang học tập tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành lân cận.
Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ góp phần tôn vinh nét đẹp, bản sắc của người phụ nữ Việt
(NSMT) - Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ vừa tổ chức show diễn 'Thị'. Chương trình tổ chức nhằm mục đích tôn vinh nét đẹp, bản sắc của người phụ nữ Việt Nam trong chiều dài văn hoá - lịch sử.
Dư âm Press Cup 2025 sau tiếng còi mãn cuộc
Press Cup 2025 đã khép lại sau những trận cầu rực lửa. Sau những cuộc giao lưu đoàn kết, các cầu thủ lại trở về với công việc, cuộc sống nhưng dư âm thì vẫn còn đó.
Gala "Siêu cúp báo chí" Việt Nam–Thái Lan: "Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa những người làm báo hai quốc gia"
Gala "Siêu cúp báo chí" được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để những người làm báo hai quốc gia giao lưu, gắn kết qua hoạt động thể thao mang đậm tinh thần hữu nghị.