Những tác phẩm văn học hay tại Hội sách trực tuyến book365.vn
"Chiếc lá cuối cùng", "Họa mi và Hoa hồng", "Một người Hà Nội" là 3 tác phẩm được đón đọc nhiều nhất tại Hội sách trực tuyến book365.vn.
Họa mi và hoa hồng
Sách Hoạ mi và Hoa hồng được viết bởi tác giả Oscar Wilde. Cùng với Bernard Shaw, Oscar Wilde được đánh giá là hiện tượng rất đỗi bất ngờ của nước Anh cuối thế kỷ 19. Ông để lại dấu ấn rõ nét trong mọi lĩnh vực và thể loại văn học như sân khấu, tiểu thuyết và phê bình lý luận, chiếm một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học Anh.
Những câu chuyện của Oscar Wilde rất độc đáo. Dù trong đó phảng phất dáng của Nghìn lẻ một đêm, của Ngụ ngôn dân gian, của Kinh thánh, của Anđecxen, Charles Baudelaire, Flaubert, Edgar Allan Poe,... nhưng vẫn mang một phong cách khác biệt của riêng ông.
Oscar Wilde không bao giờ coi các sáng tác của mình thuộc thể loại Truyện thần tiên, nhưng chúng ta vẫn có thể gọi Họa mi và Hoa hồng là một tập truyện cổ tích, có lẽ dành cho người lớn hơn là cho trẻ em.
Vì sao vậy? Bởi trong tập truyện này, có những ông Hoàng, những nàng Công chúa; có những con vật biết cất tiếng người; có những kho báu vô tận; có những biến hóa thần kỳ… như ở mọi câu chuyện thần tiên khác. Nhưng có một điều “không thần tiên” là mọi cái diễn ra trong truyện đều bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực và phản ánh hiện thực. Kết thúc truyện không phải chỉ có “happy end”, nghĩa là “kết thúc có hậu”. Phần nhiều, giống như trong cuộc sống, cái ác không thất bại, cái thiện không ca khúc khải hoàn, tình yêu đẹp cũng có khi phải mang hận xuống tuyền đài, người trung hậu có khi suốt đời phải chịu ấm ức, thua thiệt… Mặc dù vậy, các câu chuyện của Oscar Wilde vẫn mang một sức sống mãnh liệt, không vương chút bi quan, bởi đọc truyện của ông, bạn đọc vẫn coi tình yêu là thiêng liêng, cao đẹp; vẫn muốn sống cuộc đời của một con người lương thiện và vẫn thấy ghê tởm những thói giả dối, đê tiện ở trên đời.
Chín câu chuyện mà bạn đọc sẽ thưởng thức trong tập Họa mi và Hoa hồng này thực sự là chín bông hoa đẹp cả về hương lẫn sắc trong vườn hoa văn học Anh nói riêng và nhân loại nói chung.
Chiếc lá cuối cùng
O.Henry là nhà văn tài hoa người Mỹ, chuyên viết truyện ngắn. Mỗi câu chuyện của ông là một khám phá mới mẻ về cuộc sống của con người nơi đất Mỹ phồn vinh, đặc biệt là những kiếp đời nghèo khổ bị chôn vùi và che lấp sau ánh hào quang của một đất nước tầm cỡ. Truyện của ông giàu giá trị nhân văn và cũng thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc. Chính vì là tiếng nói đồng cảm được cất lên từ một con người thấu hiểu với tấm lòng bao dung, nhân hậu nên các tác phẩm của ông hầu như đều gợi lên được những xúc cảm, những suy nghĩ, trăn trở của độc giả trước cuộc đời, trước nhân sinh.
Tên tuổi của ông gắn liền với kiệt tác muôn đời của nghệ thuật "Chiếc lá cuối cùng’’. Tác phẩm là tiếng nói khẳng định giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vị nhân sinh. Tác phẩm nói về cuộc sống của những họa sĩ nghèo, Xiu, Giôn-xi, Bơ-men. Trong một lần bị viêm phổi, Giôn-xi gặp nguy hiểm đến tính mạng; từ đó, mở ra hàng loạt các chi tiết, tình huống khắc họa tình yêu thương, sự đồng cảm giữa những con người làm nghệ thuật, để lại trong người đọc những day dứt khôn nguôi.
Một người Hà Nội
Triết luận vốn là một nét trội trong phong cách văn xuôi Nguyễn Khải thuộc giai đoạn sáng tác từ cuối những năm 70 trở đi, gắn liền với việc soi xét đối tượng dưới góc độ, văn hóa, lịch sử và triết học.
Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa-lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng.
Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là Thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền.
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.