Nỗi trăn trở của người con gốc Việt
(NSMT) - Đánh giá một con người là một quá trình, chúng ta cần nhìn vào hành động, tính cách của họ trong khoảng thời gian nhất định để đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về người đó. Nếu chỉ nhìn vào bề ngoài, hình thức thì chưa chắc đã tìm đúng bản chất, nội dung của sự vật. Vẻ đẹp bên ngoài vô cùng quan trọng nhưng sẽ tuyệt vời hơn khi ta có một tâm hồn đẹp đẽ. Có nhiều người nhìn bên ngoài có vẻ bàng quang, thờ ơ nhưng bên trong lại vô cùng nhiệt huyết, tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn. Một trong những người tốt bụng ấy chính là bạn tôi, người bạn “cố tri” đã gắn bó với nhau hơn 20 năm.
Cũng như rất nhiều người dân miền Tây Nam Bộ, do biến cố lịch sử, bố ông từ An Giang đã trôi dạt sang vùng Biển hồ Tông Lê Sap 70 năm về trước. Cùng cảnh ngộ những người nghèo, sống lênh đênh trên mặt nước, mẹ ông làm nghề chài lưới tại tỉnh Kampong Chhnang đã gặp và nên duyên vợ chồng với bố ông. Năm 1959, ông đã ra đời. Ông tên là Oknha Leng Rithy (còn gọi là Ba Thy), người Khmer, gốc Việt, hiện là một doanh nhân thành đạt tại Vương quốc Campuchia.
Tuổi thơ chứng kiến, gắn liền với cuộc sống lao động, vất vả của người dân làng chài, nơi ấy có rất đông người gốc Việt. Hàng ngày vùng vẫy, bơi lội cùng đám trẻ không nhà, không cửa, chỉ sống với cha mẹ trên những chiếc thuyền đơn sơ, rách nát, ông càng thấu hiểu nỗi gian truân của những người bỏ quê hương, đi mưu sinh trên đất khách quê người mà cuộc đời vẫn không cho họ an phận.
Ông từng ước mơ lớn lên sẽ là thày giáo nhằm mang văn hoá người Việt dạy cho người Việt nhưng ước mơ đó đã sớm tan thành mây khói khi đất nước Campuchia, trong đó có cả quê ngoại, nơi ông sinh ra chìm trong chế độ diệt chủng Pôl Pốt, với ba năm tám tháng hai mươi ngày đen tối và thế là ông phải theo cha mẹ lánh nạn về quê nội ở An Giang.
Hoà bình lập lại trên đất nước Chùa Tháp cũng là lúc ông bắt đầu trưởng thành, tìm đủ mọi kế sinh nhai và ngày càng khấm khá. Với quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Campuchia; với định hướng chiến lược phát triển kinh tế, từ cuối năm 2005 đầu năm 2006 Chính phủ Campuchia đã cho phép Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) tiến hành khai hoang trên đất tô nhượng kinh tế để trồng cây cao su. Với ưu thế nói được cả tiếng Việt và tiếng Khmer lại có tiềm lực kinh tế, ông đã tự nguyện ra nhập đội quân của VRG và điều đầu tiên ông nghĩ tới là tạo việc làm cho bà con gốc Việt. Có thời gian ông đã đi đến từng xóm chài người Việt trên Biển hồ như: Chong Khnies, Kampong Khleng thuộc tỉnh Siem Reap và Kampong Luông, Koh K’ek thuộc tỉnh Pursat để vận động bà con gốc Việt tham gia vào đội ngũ lao động của các công ty thuộc VRG.
Gần 20 năm trôi qua, giờ với tư cách là Trưởng Văn phòng Đại diện VRG tại Campuchia, cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn VRG, tên ông “Ba Thy” đã đi vào lòng người, nơi đâu có cao su của VRG nơi đó mọi người lao động đều biết đến ông. Ông là người mang niềm hy vọng với cuộc sống tốt đẹp cho người lao động cao su và là cầu nối giải quyết mọi vấn đề vướng mắc giữa Tập đoàn, các Công ty mẹ và các Công ty con của Tập đoàn với chính quyền địa phương. Ông thường tự hào và nói rằng: VRG hiện là Tập đoàn đầu tư lớn nhất so với các doanh nghiệp Việt Nam trên đất Campuchia và sự phát triển của Tập đoàn cũng là sự ổn định, bền vững của nhiều gia đình lao động gốc Việt nơi có vườn cây cao su của Tập đoàn toả bóng mát.
Thiết nghĩ đã quá đủ để ông gắn bó và có nhiều công lao đóng góp cho VRG và người lao động, trong đó có người dân gốc Việt, thế nhưng do chiến dịch làm sạch môi trường và cảnh quan sông nước, từ năm 2017 chính quyền Campuchia đã áp dụng chính sách đẩy đuổi, di dời các nhà nổi, bè nuôi cá của người dân chài trên biển hồ và một số dòng sông lên đất liền, trong đó số đông là người dân gốc Việt.
Nhìn cảnh tượng nhiều nhà bè, vốn liếng bỏ ra đến vài trăm triệu đồng bị chính quyền sở tại cưỡng chế và theo đó nhiều người dân không có công ăn việc làm, nỗi trăn trở về cuộc sống của người dân Việt trong giai đoạn hiện nay lại trỗi dậy trong ông. Ông lại đi tìm hiểu thực tế trên sông nước quê hương ông và đi cả một số cơ sở khoa học, nơi có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi cá lồng, nuôi cá trên cạn tại Việt Nam để tìm hướng đi cho người dân làng chài. Thế rồi bước đầu đã thành công. Ông đang xây dựng mô hình dự án tiền khả thi “Nuôi trồng, lai tạo giống cá nước ngọt” tại Kiên Svay – Phnôm Pênh với dự định nếu thành công ông sẽ nhân rộng, kêu gọi và tập hợp những người dân sông nước đến để phát triển ngành nuôi cá ở những vùng đất còn hoang hoá trên mảnh đất Chùa Tháp này.
Nói về ông, kể về ông còn vô số chuyện. Ông thật sự là con người đáng trân trọng. Hy vọng tương lai không xa, ông sẽ biến mọi trăn trở thành hiện thực. Phần nào sẽ làm nguôi ngoai nỗi buồn trong lúc khó khăn và tạo dựng cuộc sống vững bền cho những người Việt xa xứ.
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.