Nuôi con

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Thứ tư, 24/04/2024, 09:38 AM

Mấy tháng nay, từ khi mua cho con gái đang học lớp 8 chiếc điện thoại thông minh, chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng thấy con hay lo ra, chểnh mảng học hành. Tình cờ kiểm tra điện thoại, chị Mai tá hỏa khi thấy con lên mạng xã hội nhận lời kết bạn, trò chuyện với nhiều người lạ; đặc biệt thường xuyên trò chuyện với bạn nam cùng trường, nội dung yêu đương không phù hợp lứa tuổi, xưng là “chồng - vợ”, còn hẹn có dịp gặp riêng tâm sự… Trong số ảnh con lưu, có nhiều hình ảnh nhân vật ăn mặc thiếu vải. Chị Mai gặng hỏi, con nói là bạn nam này gởi cho coi.

Chị Mai kể: “Ban đầu tôi giận lắm, nhưng thấy con sợ nên không nỡ la mắng. Nghĩ lại, tôi thấy mình đã chủ quan, chưa quan tâm giáo dục con về giới tính, mà con thì đã bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Sau khi phân tích cho con tác hại của việc vướng vào tình cảm quá sớm cũng như việc xem những phim ảnh không lành mạnh, tôi dạy con một số kiến thức chăm sóc, bảo vệ bản thân, dặn con không đến nơi vắng vẻ cùng người lạ, bạn khác giới, xóa những thứ không cần thiết trong điện thoại. Tôi cũng cảnh báo con những nguy cơ khi kết giao, tiết lộ thông tin cá nhân với những người mình chưa biết rõ. Con hứa sẽ thay đổi, tập trung học hành”. Chị Mai không cấm mà hướng dẫn cách sử dụng mạng xã hội sao cho an toàn, trò chuyện với con nhiều hơn, tận tình giải đáp những thắc mắc của con về chuyện học, quan hệ bạn bè, cách ứng xử… khiến tình cảm mẹ con gắn kết hơn.  

Chị Phương Anh ở quận Ninh Kiều, kể câu chuyện cười ra nước mắt. Cách đây mấy tuần, giữa khuya chị thức giấc vì con gái (12 tuổi) ngủ mớ, nói lung tung. Chị lắng nghe thì con đang gọi tên và bày tỏ tình cảm với bạn lớp trưởng. Chị coi điện thoại và máy tính của con thì đầy ắp hình ảnh của bạn đó, kèm tin nhắn, những lời nhớ nhung của con. Có đêm hơn 1 giờ sáng con nhắn tin cho bạn mà không có hồi âm. Con còn ghi trong sổ tay những hôm bạn không để ý tới con, đầu óc học không vô. Chị Phương Anh nhớ lại thời gian gần đây con gái hay lấy tiền trong ống heo tiêu xài, thì ra là mua quà tặng bạn, mỗi lần đi học con làm dáng, chuẩn bị rất lâu. Khi con đăng những tâm trạng chán nản trên mạng, chị thấy có một số bình luận không hay… Không thể để tình trạng kéo dài, chị Phương Anh lựa lời nói chuyện với con, khéo léo khơi gợi để con tâm sự, giải tỏa buồn bực. Chị giải thích cho con hiểu tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò, những điều quan trọng hiện tại đối với con, khuyên con không sa đà vào những chuyện yêu đương, tốt nhất hãy giữ tình cảm trong sáng. Chị còn dặn con không truy cập vào những trang web nội dung xấu, không kết bạn với người lạ... Có mẹ động viên, dần dà con gái chị lấy lại tinh thần, vui vẻ, dành thời gian cho việc học.

Phụ huynh cần quan tâm giáo dục, trang bị cho con kiến thức, kỹ năng bảo vệ mình, hướng dẫn cách sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả.

Phụ huynh cần quan tâm giáo dục, trang bị cho con kiến thức, kỹ năng bảo vệ mình, hướng dẫn cách sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả.

Do bận rộn việc công việc nên chị Kim Chi ở quận Cái Răng trang bị cho con trai lớp 7 máy tính kết nối mạng để trao đổi bài vở với bạn bè, tìm tài liệu, làm bài tập. Cũng từ đó con trai sa đà vào việc chơi game mà mẹ không hay. Khi thấy con xin tiền hoài, chị Chi tìm hiểu thì biết con không đóng quỹ lớp, giúp đỡ bạn bè hay mua dụng cụ học tập như đã nói, mà mua thẻ game để chơi. Con còn coi các clip nhảm, phim bạo lực, nói tục khi trò chuyện với bạn bè... Vợ chồng chị bàn bạc tìm cách chấn chỉnh con. Một mặt nhẹ nhàng khuyên nhủ hậu quả việc nghiện game, mặt khác giới hạn thời gian sử dụng máy tính, có biện pháp theo dõi các trang web, chương trình giải trí con hay truy cập, các nhóm bạn của con trên mạng, hạn chế con bị ảnh hưởng những tác động tiêu cực.

Chị Kim Thư ở quận Ninh Kiều có con gái đang học lớp 7. Mấy năm nay, điện thoại và máy tính kết nối mạng là trợ thủ đắc lực của con chị Thư trong việc học tập, nhất là ở các môn ngoại ngữ, vẽ… Bé còn biết cách tìm hiểu thông tin, hình ảnh phục vụ các môn xã hội, tự nhiên khác. Những kỹ năng vẽ, xếp hình (môn thủ công), bé cũng được mẹ chỉ cách tận dụng các chương trình học sinh động trên mạng. Con chị Thư cũng làm quen với nhiều bạn bè, tham gia các nhóm năng khiếu trên mạng. Do được mẹ hướng dẫn nên con biết sàng lọc thông tin, mỗi khi có bất thường đều báo với mẹ. Học giỏi, xinh xắn, năng động nên con chị có nhiều bạn cảm mến, thường nhận được quà, thư từ… Là người bạn đồng hành tin cậy của con, chị Thư giúp con xử lý nhiều tình huống trong giao tiếp để con vẫn giữ được các mối quan hệ tốt với bạn bè, cùng hỗ trợ nhau học tập.

Nhiều phụ huynh cho rằng con ở lứa tuổi thiếu niên, nhất là bậc học THCS, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn nên cơ thể, tâm tính có nhiều thay đổi, dễ bị tác động. Cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ, uốn nắn, đặc biệt trong vấn đề giáo dục giới tính để con có nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ tình cảm, xã hội, không để bị dụ dỗ, lôi kéo. Khi cho con sử dụng điện thoại, máy tính, cần kiểm soát những nội dung và dạy con cách dùng internet an toàn, hiệu quả, trang bị kiến thức, kỹ năng để trẻ học tập, vui chơi lành mạnh.

Kiều Chinh  
Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trong thời đại công nghệ hiện đại, trải nghiệm trực tiếp với thiên nhiên đang trở nên xa lạ đối với nhiều trẻ em. Tuy nhiên, trekking - hoạt động thám hiểm tự nhiên qua các địa hình đa dạng, đã đem lại cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp xúc và khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Trước nay nhiều người thường cho rằng chỉ ở các bà mẹ mới bị trầm cảm sau sinh nhưng trên thực tế, ngay cả các ông bố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng lúc với vợ mình.

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ em dành quá nhiều thời gian trong phòng là vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Mặc dù con trẻ cần không gian riêng và sự yên tĩnh, nhưng việc liên tục nhốt mình trong phòng suốt cả ngày khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu con có phải đang gặp các vấn đề về tâm lý.

Nghệ thuật phê bình con

Nghệ thuật phê bình con

Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ.

"Sống chung" với con tuổi teen nổi loạn

Bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ thường có một số dấu hiệu nổi loạn, việc nuôi dạy con trở nên vô cùng khó khăn đối với cha mẹ.

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

(NSMT) - Thời đại 4.0 đã đưa trẻ em tiếp cận sớm hơn với internet. Đây là cơ hội những cũng là thách thức cho phụ huynh trong việc dạy trẻ an toàn trên không gian mạng.