Quan tâm hướng dẫn khi cho trẻ sử dụng điện thoại kết nối internet
(NSMT) - Internet chứa khối lượng thông tin khổng lồ có thể giúp trẻ học tập và giải trí, song sẽ có nhiều mối nguy hiểm đối trẻ nếu cha mẹ để con lướt web mà không có sự giám sát.
Hơn nửa năm nay, từ khi mua cho con điện thoại di động, chị Thủy Cúc (ở quận Bình Thủy) thấy con gái đang học lớp 6 có biểu hiện nghiện mạng xã hội. Chị Cúc nhắc nhở thì con cau có: “Làm gì kệ con, mẹ đừng xen vào!”. Tới giờ cơm, con ăn rất lâu vì mải xem clip, trả lời tin nhắn, trao đổi hình ảnh trên các nhóm Zalo, có khi bưng cơm vô phòng ăn. Chị Cúc tìm hiểu thì phát hiện ngoài bạn bè trên lớp, con kết giao nhiều người lạ, trò chuyện bằng tiếng lóng, nói tục, xem hài nhảm, một số nội dung không phù hợp lứa tuổi…
Chị Cúc kể: “Hồi xưa con tôi rất thích đọc sách, nhưng giờ không chịu đọc nữa. Do nhu cầu học online nên tôi mới mua điện thoại cho con, nhưng chủ quan thiếu kiểm tra, hướng dẫn. Tưởng con lên mạng tìm tài liệu, làm bài tập, ai dè con sa đà vào những thứ vô bổ. Hôm nào thấy con sử dụng điện thoại lâu quá, tôi tịch thu thì con giận, bỏ cơm, không nói chuyện. Tôi phải nhờ người quen có mối quan hệ tốt với con nhiều lần khuyên nhủ, giới thiệu các trang web lành mạnh, chỉ cách sử dụng mạng xã hội an toàn, đề phòng bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo. Bây giờ tôi không giao điện thoại luôn cho con như trước mà quy định thời gian sử dụng”.
Con trai chị Hồng Ngọc ở quận Ninh Kiều, đang học lớp 9. Gia đình có máy vi tính, song để thuận lợi hơn trong việc học và liên lạc nên chị Ngọc mua thêm điện thoại di động cho con. Những lúc con học, vừa mở máy tính vừa xem điện thoại, chị Ngọc hỏi thì con nói tra tự điển hoặc tìm thêm tài liệu giải bài tập. Chị Ngọc đâu dè con tham gia vào nhóm học điểm danh cho có, rồi chơi game. Ban đêm, canh mẹ ngủ, con chị lấy điện thoại mang vào phòng chơi game tiếp, còn nói dối mẹ xin tiền để mua thẻ nạp game. Đến khi cô chủ nhiệm gọi điện báo tình hình con trai học hành sa sút, vô lớp ngủ gục, thường không mang tập sách đầy đủ…, chị Ngọc mới tá hỏa. Sự việc không dừng ở đó, chị kiểm tra điện thoại con thì có lưu nhiều clip đen và hình ảnh mát mẻ. Gặng hỏi, con chị Ngọc kể do các bạn chơi chung nhóm chuyển cho coi. Chị Ngọc chia sẻ: “Sau khi suy nghĩ, thay vì la mắng, ảnh hưởng tâm lý, tôi phân tích cho con tác hại của việc nghiện game, xem phim ảnh không lành mạnh, khuyên con đang trong giai đoạn chuẩn bị các kỳ thi quan trọng, phải tập trung học hành. Thấy mẹ bỏ qua lỗi lầm, con tôi hứa sẽ không tái phạm, không làm mẹ buồn nữa, sẽ cố gắng thi đạt kết quả tốt”.
Hiện nay rất nhiều phụ huynh cho trẻ sử dụng điện thoại kết nối mạng internet. Để hạn chế những tác động tiêu cực từ môi trường này, phụ huynh cần quan tâm, định hướng cho con sử dụng đúng mục đích, phục vụ việc học tập và giải trí lành mạnh. Đừng vì sự chủ quan, lơ là không kiểm soát, để con quá tự do trên thế giới ảo, dẫn đến nghiện game hoặc sa vào những nội dung độc hại, hậu quả khó lường.
Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT
Một người đàn ông Trung Quốc đã quá tức giận khi đang kèm cặp con trai làm bài tập về nhà đến nỗi lên cơn đau tim và suýt mất mạng.
Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?
Các bậc làm cha mẹ không ai muốn con mình nói dối. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đôi khi việc nói dối thể hiện sự phát triển về não bộ, nhận thức và hành vi của trẻ.
Cần Thơ: “Ði từng ngõ, gõ từng nhà” để nói chuyện dân số
Lực lượng cộng tác viên dân số ở phường Trà An, quận Bình Thủy thời gian qua đã làm tốt vai trò là cầu nối đưa chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình đến với người dân. Với phương châm “Ði từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, sự cần mẫn của đội ngũ này rất đáng trân trọng.
Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này
Dù nuôi dạy con thành tài nhưng nhiều phụ huynh cảm thấy hối tiếc khi chưa thể dạy con những điều quan trọng hơn điểm số.
Trẻ có IQ cao mang 5 tật xấu khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ bực mình
Những “thói quen xấu” của trẻ có thể là biểu hiện chỉ số IQ cao. Mặc dù bố mẹ lo lắng và bực bội nhưng nhiều hành vi mà người lớn coi là không đúng mực thực ra có thể phản ánh sự sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy của trẻ.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…