Rặng dừa nước đong đưa
(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.
Lá dừa nước giống hệt như lá dừa trên cạn nhưng nó liền lạc và to bản hơn. Từ thời khẩn hoang lập ấp cho đến những năm sau 1975 cùng với cây tre, mù u, đủng đỉnh… lá dừa nước là vật liệu chủ yếu để cư dân nơi này cất nhà cửa ở. Cái công đoạn đốn lá, rọc lá nặng nhọc chủ yếu dành cho đàn ông. Còn phụ nữ thì đảm nhận khâu chằm lá đòi hỏi tính kiên trì, tỉ mẩn. Lá chằm xong rồi đem phơi nắng cho đến khi lá ngả sang màu vàng thì đã có thể đem đi “dừng’’ vách, lợp mái nhà. Căn nhà mái lá đơn sơ soi bóng bên dòng sông, con rạch với khói lam chiều hờ hững tỏa lên từ chái bếp là hình ảnh đặc trưng của Nam bộ một thời.
Đối với bọn trẻ chúng tôi thì rặng dừa nước lại có cái sức hấp dẫn rất riêng. Không kể cái cùi dừa nước giòn sần sật, cho thêm chút đường rồi ngâm nước đá ăn rất “đã’’ thì có một loài đặc sản sống “cộng sinh’’ trong những bẹ dừa nước mới khiến tụi tôi quên bẵng những trận đòn roi của mẹ cha tìm bắt bằng được - Đó là một loài cá bống to cỡ đầu ngón tay chuyên trú ẩn trong những bập dừa luôn ăm ắp nước nên người ta gọi thành danh là cá bống dừa. Câu cá bống dừa thì chúng tôi dùng mồi là những con trùn đất đỏ hỏn luôn ngoe ngoảy móc vào lưỡi câu. Còn khi đặt lọp thì chúng dùng mồi là cua đồng giã nát, cái mùi cua sống có sức quyến rũ lạ kỳ khiến nhiều khi cá bống dừa chui vào đầy cứng cả lọp. Cá bống dừa bắt được đem đi dùng rổ chà vảy cho sạch, mổ bụng để ráo rồi đem đi kho tiêu, kho sả, kho nước cốt dừa… ăn cơm cùng với tô canh rau tập tàng nóng hổi, bốc khói thì…thôi rồi. No căng bụng vẫn còn thèm!
Bây giờ cuộc sống của người dân đồng bằng đã khá hơn xưa, hình ảnh căn nhà tre mái lá lùi dần vào dĩ vãng. Đêm nằm nghe mưa rơi lộp độp trên mái nhà tôn bỗng dưng hoài niệm tiếng rạt rào trên mái lá dừa nước trong những đêm mưa năm nào...
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).