Ẩm thực

Rô Băm – Nghệ thuật sân khấu độc đáo của người Khmer

Thứ sáu, 30/09/2022, 20:29 PM

(NSMT) - Sân khấu Rô Băm được nhiều người yêu thích và cuốn hút bởi nét đặc sắc ẩn chứa qua các điệu múa và những chiếc mặt nạ. Tính đến thời điểm hiện tại, loại hình này chỉ còn tập trung ở các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng.

Sân khấu Rô Băm là loại hình nghệ thuật cổ của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tuổi đời trên 100 năm và còn có tên gọi khác là Rom Rô Băm, hay còn gọi là hát rằm, hát riêm kê. Trong đó, đoàn nghệ thuật Robam Khmer Resmay Bưng Chông ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng của gia đình Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương vẫn còn đang được gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Đoàn được thành lập vào năm 1933, được truyền thừa đến đời thứ 6 và trưởng đoàn Lâm Thị Hương chính là người đã giữ lửa cho nghệ thuật này trong suốt bao năm nay.

Trang phục biểu diễn loại hình nghệ thuật Rô Băm của dân tộc Khmer. Ảnh: Báo dân tộc.

Trang phục biểu diễn loại hình nghệ thuật Rô Băm của dân tộc Khmer. Ảnh: Báo dân tộc.

Điểm thu hút của loại hình nghệ thuật sân khấu Rô Băm chính là những chiếc mặt nạ của các diễn viên khi họ hóa thân vào nhân vật. Một số mặt nạ được sử dụng trong các vở diễn như mặt nạ chằn, mặt nạ khỉ Hanuman, mặt nạ hoàng tử, mặt nạ công chúa…

Nội dung của vở diễn thường đặc tả lại các tích xưa về tiên, phật, vua, chúa, hoàng tử, công chúa, hay các con vật như chằn, khỉ, chim đại bàng… Với mô-tip sẽ có hai thế lực thiện và ác chống đối nhau và cuối cùng thiện vẫn luôn thắng ác.

Được biết vào năm 2007, Đoàn đã được Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chọn mời tham gia trình diễn tại “Lễ hội đời sống dân gian Smithsonian” ở Mỹ với chủ đề “Mê Công - Dòng sông kết nối các nền văn hóa”. Năm 2008, ngành văn hóa đã xây dựng dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đối với sân khấu Rô Băm và đã được “Quỹ Đan Mạch hỗ trợ văn hóa vùng và dân tộc ít người” tài trợ để mua sắm trang phục và đạo cụ biểu diễn. Đến năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã mở lớp tập huấn để các nghệ nhân đoàn Rô Băm tại Bưng Chông truyền dạy cho những diễn viên Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh và người dân yêu thích loại hình nghệ thuật này. Đến năm 2019, nghệ thuật Rô Băm của người Khmer Sóc Trăng vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

ro băm
Nghệ thuật Rô Băm đa dạng sân khấu biểu diễn. Ảnh: Internet.

Nghệ thuật Rô Băm đa dạng sân khấu biểu diễn. Ảnh: Internet.

UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã công nhận nghệ thuật Rô Băm của doanh nghiệp tư nhân Đoàn nghệ thuật Robam Khmer Resmay Bưng Chông ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng của gia đình Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương là sản phẩm thuộc bộ sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng. Đây là điểm du lịch đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao - một tín hiệu đáng mừng cho loại hình Nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ.

Điểm thu hút của loại hình nghệ thuật sân khấu Rô Băm chính là những chiếc mặt nạ của các diễn viên khi họ hóa thân vào nhân vật. Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển.

Điểm thu hút của loại hình nghệ thuật sân khấu Rô Băm chính là những chiếc mặt nạ của các diễn viên khi họ hóa thân vào nhân vật. Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển.

Bên cạnh đó, vào tháng 3/2019, với những đóng góp của mình, bà Lâm Thị Hương đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. “Tuy là đoàn gia đình, sân khấu rất đơn giản nhưng chúng tôi được khán giả và bà con Khmer ủng hộ đông đảo qua các suất hát vì chúng tôi biểu diễn bằng cả trái tim và niềm đam mê của mình và tôn trọng khán giả. Đã đứng trên sân khấu phải diễn thực sự nhiệt tình, nghiêm túc, phục vụ hết sức, góp phần duy trì bộ môn này cho thế hệ mai sau. Vì nghệ thuật sân khấu Rô Băm là loại hình nghệ thuật cổ điển của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, tinh thần; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong những lễ, hội của người Khmer” - nghệ nhân Lâm Thị Hương chia sẻ.

Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương (thứ 2 từ trái qua) đang cùng đoàn biểu diễn. Ảnh: Báo Sóc Trăng.

Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương (thứ 2 từ trái qua) đang cùng đoàn biểu diễn. Ảnh: Báo Sóc Trăng.

Loại hình sân khấu nghệ thuật Rô Băm của bà con đồng bào Khmer nói chung và bà Lâm Thị Hương nói riêng đã chung tay góp phần vào công cuộc gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Bên cạnh đó còn góp phần phát huy được các giá trị truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa, thẩm mỹ và là nền tảng cho các loại hình nghệ thuật khác của người Khmer ra đời và phát triển, điển hình là nghệ thuật sân khấu Dù Kê....

Phùng Thảo (T/H)  
Thú vị trải nghiệm du lịch xanh tại Cà Mau

Thú vị trải nghiệm du lịch xanh tại Cà Mau

Trong định hướng phát triển du lịch lâu dài, huyện Trần Văn Thời xác định khai thác đi đôi với bảo tồn thiên nhiên, phát huy những tiềm năng sẵn có, gắn với chủ động nắm bắt xu hướng phát triển du lịch xanh, bền vững.

D’s Coffee & Jazz: Nơi tìm về bình yên giữa cuộc sống hối hả

D’s Coffee & Jazz: Nơi tìm về bình yên giữa cuộc sống hối hả

Tọa lạc tại góc đường 34-36A4, Khu dân cư Hưng Phú, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, D’s Coffee & Jazz là điểm đến lý tưởng dành cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Nơi đây không đơn thuần là quán cà phê mà còn mang đến cho khách hàng cảm giác được giải tỏa và tìm lại động lực sau những bộn bề của cuộc sống.

Thiên đường trekking tại Tea Bobla Waterfall

Thiên đường trekking tại Tea Bobla Waterfall

Lâm Đồng từ lâu đã được biết đến với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những rừng thông bạt ngàn và khí hậu mát mẻ quanh năm. Gần đây, một điểm đến mới nổi đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các tín đồ yêu thích trekking tại nơi đây chính là Tea Bobla Waterfall hệ sinh thái Đôi Dép. Đây không chỉ là một khu nghỉ dưỡng cao cấp mà còn là thiên đường trekking đầy lý thú, đặc biệt hấp dẫn du khách từ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đánh thức tiềm năng du lịch phía Nam Tây Nguyên qua chuyến Famtrip của các đơn vị lữ hành miền Tây Nam Bộ

Đánh thức tiềm năng du lịch phía Nam Tây Nguyên qua chuyến Famtrip của các đơn vị lữ hành miền Tây Nam Bộ

(NSMT) - Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và loại hình mới. Tuy nhiên, một số vùng đất giàu tiềm năng vẫn còn chưa được khai thác triệt để. Phía Nam Tây Nguyên chính là một trong những khu vực ấy và để đánh thức tiềm năng du lịch nơi đây, các đơn vị lữ hành từ miền Tây Nam Bộ đã tổ chức một chuyến Famtrip đầy ý nghĩa, đưa các nhà tổ chức du lịch, nhà báo, và doanh nghiệp khám phá, trải nghiệm và tạo động lực phát triển du lịch bền vững.

Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn bảo tồn di sản văn hóa tại Đồng Tháp

Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn bảo tồn di sản văn hóa tại Đồng Tháp

(NSMT) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch thực hiện mô hình “Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2024 đến tháng 12/2025.

Khai trương mô hình xe điện du lịch Tân Đại Phong Cà Mau

Khai trương mô hình xe điện du lịch Tân Đại Phong Cà Mau

(NSMT) - Sáng 3/9, Công ty TNHH Vận tải, Dịch vụ, Du lịch Tân Đại Phong Cà Mau tổ chức buổi lễ khai trương xe điện du lịch, đây là mô hình sản phẩm du lịch mới đầu tiên được UBND tỉnh cho triển khai tại địa phương.

Nhiều ưu đãi hấp dẫn mừng Thuận Tường Food khai trương chi nhánh mới tại Tiền Giang

Nhiều ưu đãi hấp dẫn mừng Thuận Tường Food khai trương chi nhánh mới tại Tiền Giang

(NSMT) - Vào ngày 01/09 này, Công ty Cổ phần Thực phẩm Thuận Tường sẽ chính thức ra mắt chi nhánh mới tại số 205, Lê Văn Phẩm, phường 6, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nhân dịp khai trương, Thuận Tường Food dành tặng vô vàn những khuyến mãi chưa từng có cùng hàng nghìn phần quà hấp dẫn khác khi khách đến mua trực tiếp tại cửa hàng.