Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt
Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).
Dòng chảy của bánh mỳ Sài Gòn
Trong văn hóa ẩm thực của nhiều nước phương Tây, bánh mỳ là một trong những món ăn chính trong bữa ăn của nhiều dân tộc. Thậm chí ở một số nước, cách đây nhiều thế kỷ, người ta còn xếp bánh mỳ vào loại thực phẩm chỉ dành riêng cho giới quý tộc.
Chẳng hạn như ở nước Pháp thời tiền Cộng hòa, bánh mỳ không phải là thứ mà ai cũng được ăn. Chỉ đến khi chế độ Quân chủ ở quốc gia này bị thay thế bằng một nền Cộng hòa, người dân mới được tiếp cận loại thực phẩm này.

Bánh mỳ gắn liền với ký ức tuổi thơ của bao thế hệ
Quyền tiếp cận với bánh mỳ thậm chí còn được ghi vào bộ luật. Cụ thể, điều luật vào năm 1793 của nước Pháp đã ghi rõ rằng, mọi công dân cần phải được ăn cùng một loại bánh, không được phân biệt giàu nghèo và các cửa hàng làm bánh phải tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn để làm một loại bánh đồng nhất. Bánh mỳ vào thời kỳ này là một biểu tượng cho sự bình đẳng giữa mọi tầng lớp.
Trở lại với sự xuất hiện của bánh mỳ ở Việt Nam.
Theo các ghi chép, bánh mỳ xuất hiện cùng thời điểm với việc chiếm đóng Việt Nam của đội quân viễn chinh Pháp và đầu tiên nó được người Hoa tiếp thu, sản xuất và bán ra thị trường.
Ban đầu, bánh mỳ chỉ xuất hiện trong bữa ăn của những người làm việc trong chính quyền thuộc địa hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với người Pháp như phiên dịch hay bồi bàn.
Thế nhưng, không lâu sau đó, do tính tiện lợi mà nó nhanh chóng lan tỏa khắp Nam Kì Lục Tỉnh và dần dà trở thành một món ăn phổ biến.
Mặc dù có mặt ở nhiều tỉnh thành, thế nhưng với đại đa số người tiêu dùng thời bấy giờ, bánh mỳ ở Sài Gòn vẫn là “số 1”, vẫn là một thương hiệu đi vào lòng người.
Nói đến thương hiệu “bánh mỳ Sài Gòn” cũng cần nhắc đến sự kỳ lạ của nó trong việc phân quyền sở hữu. Có lẽ đây là một trong số ít thương hiệu mà toàn dân đều có quyền khai thác. Bởi trên thực tế, có rất nhiều lò bánh mỳ nằm cách Sài Gòn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cây số (chẳng hạn như ở Mỹ) thế nhưng vẫn được gắn mác “bánh mỳ Sài Gòn”. Và kỳ lạ hơn, những chiếc bánh mỳ không được sản xuất ở Sài Gòn vẫn được người tiêu dùng xem là “bánh mỳ Sài Gòn”!
Theo các tài liệu, bánh mỳ lúc mới được du nhập vào Sài Gòn có hình dáng không khác mấy bánh mì Baguette của người Pháp. Tuy nhiên, sau đó nó đã có một số biến đổi về hình dáng và nguyên liệu sản xuất để phù hợp hơn với văn hóa ẩm thực và khẩu vị của người Sài Gòn. Chính sự thay đổi này đã kéo nhu cầu sử dụng bánh mỳ của người Sài Gòn ngày càng tăng cao.
Mặc dù có lịch sử phát triển lâu đời, thế nhưng cho đến những năm đầu thế kỷ 20, việc buôn bán loại thức ăn này ở Sài Gòn vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp, hay nói cách khác bánh mỳ theo kiểu Việt vẫn chưa tạo dấu ấn trên thương trường. Mãi đến năm 1958, ở Sài Gòn mới xuất hiện một tiệm bánh mỳ đầu tiên.
Tiệm bánh mang tên Hòa Mã, do một đôi vợ chồng gốc miền Bắc làm chủ, tọa lạc gần ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu ngày nay.
Theo nhiều người am hiểu Sài Gòn, từ trước năm 1958 đã có những cửa hiệu bán bánh của người Pháp. Họ bán bánh ngọt, bánh mì theo kiểu Pháp để phục vụ chủ yếu người phươngTây là chủ yếu. Bánh mì Tây là loại đặc ruột, tùy hình dáng mà được gọi tên (bánh mì gối là do tròn lớn như cái gối…). Và thịt nguội được bán riêng theo nhu cầu của người mua.

Bánh mỳ khi xưa được nướng trong lò than
Năm 1954, vợ chồng ông Lê Minh Ngọc và bà Nguyễn Thị Tịnh - chủ tiệm bánh mỳ Hòa Mã di cư vào Nam. Do bà Tịnh đã làm cho hãng thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội nên khi vào Sài Gòn, hai ông bà quyết định mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội để cung cấp cho người Việt trong khu vực.
Thế là năm 1958, cửa hàng bánh mì thịt nguội mang tên Hòa Mã (tên một làng ở ngoại ô Hà Nội) tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 53 Cao Thắng cho đến nay.
Ban đầu, tiệm cũng bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, ăn tại chỗ hoặc mang về. Nhưng người mua thường là công chức, thợ thuyền, sinh viên, học sinh không có nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm. Thế là Hòa Mã làm ổ bánh mì vừa đủ cho suất ăn sáng dài hơn gang tay, nhét thịt, chả lụa, pa–tê vào giữa để người mua tiện mang theo vào nơi làm việc, lớp học.
Bánh mỳ Sài Gòn ngày nay
Sau khoảng thời gian dài được du nhập vào Sài Gòn, bánh mỳ giờ đây đã trở thành một món ăn gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Với những ai đã từng trải qua thời thơ ấu vào những năm thuộc thập niên 1980 – 1990 của thế kỷ 20, ắc hẳn sẽ không thể nào quên hình ảnh những người bán dạo lủng lẳng những ổ bánh mỳ to tướng ở các bến xe cửa ngõ Sài Gòn.
Những ổ bánh mì to tướng, giòn bóng dầu bơ thơm nức mũi đó chính là quà, là nỗi háo hức của cả trẻ em lẫn người lớn vùng nông thôn.
Những tưởng cái kiểu bán “bánh mỳ Sài Gòn” để làm quà tặng đã bị triệt tiêu theo dòng chảy của cuộc sống. Thế nhưng, thực tế không phải vậy, nó vẫn còn tồn tại ở bến xe cửa ngõ như Miền Đông, Miền Tây, các tuyến xe Củ Chi - Tây Ninh...
Một sự trường tồn dai dẳng đến kỳ lạ!
Nhắc đến đây tôi lại nhớ đến những ổ bánh mỳ gắn liền với tuổi thơ của mình. Ngày đó, khi còn là một học sinh tiểu học tôi thường mua bánh mỳ để dùng cho bữa sáng. Đơn giản vì nó rẻ, dễ ăn, thế thôi!
Hôm nào đủ tiền tôi sẽ sở hữu một ổ bánh mỳ thịt. Hôm nào không đủ, tôi mua một ổ bánh mỳ không, sau đó xin bà chủ thêm một ít nước tương, vài cọng hành ngò... thế là tôi đã có một bữa sáng ngon lành. Lại càng ngon hơn khi hôm nào đó bà chủ xe bánh mỳ rộng lòng cho thêm ít nước sốt cá hay xíu mại.

Bánh mỳ là món ăn "quốc dân'", phù hợp với tất cả mọi người, mọi giới
Có một điều kỳ lạ trong câu chuyện về bánh mỳ Sài Gòn mà ít người để ý. Đó là ở Sài Gòn hầu hết người bán đều sử dụng xe để bán hơn là thuê một mặt bằng nào đó để tiện việc kinh doanh. Xe, hay nói một cách chính xác là một chiếc tủ được làm bằng kính trong suốt, phía dưới gắn 4 chiếc bánh xe cho tiện di chuyển.
Bên trong chiếc tủ ấy, người bán cho bày biện đủ thứ, nào là bánh mỳ, rau thịt...người mua chỉ cần đưa ra yêu cầu và chỉ trong vòng vài phút sau là có ngay một ổ bánh mỳ to cứng, một bữa ăn ngon lành.
Việc không thuê mặt bằng không hẳn xuất phát từ lợi nhuận, bởi trên thực tế có rất nhiều chủ xe bánh mì kiếm tiền triệu mỗi ngày. Cái cốt yếu chính là thói quen của người dùng.
Người ăn bánh mỳ hầu như rất ít khi ngồi tại chỗ để ăn, mà họ thường “ngấu nghiến” bữa ăn của mình cùng với những công việc khác như đọc báo, uống cà phê hay trong lúc làm việc. Và đó chính là lý do mà người bán cũng không cần thuê mặt bằng, sắp xếp bàn ghế ngay hàng thẳng lối làm gì cho tốn thêm thời gian, chi phí.
Có một điều nữa là bánh mỳ không kén chọn người dùng, nó phù hợp cho mọi lứa tuổi, không phân biệt sang hèn.

Bánh mỳ Việt được du khách nước ngoài ưa thích
Với người có thu nhập thấp, họ chỉ cần một chiếc bánh mỳ nhỏ với những nguyên liệu đơn sơ bình dị. Đơn giản nhất là bánh mỳ với chút ít nước tương như tôi đề cập ở phần trên của bài viết, hay khá hơn một chút là bánh mì nhồi mớ da heo trộn thính thơm phức, dai dai được chan bằng loại nước mắm pha loãng có thêm tỏi ớt.
Ngày nay, cùng với sự đi lên của xã hội, bánh mỳ Sài Gòn đã có nhiều biến tấu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những tiệm bánh mì (bakery) bán cho khách ăn liền được mọc lên tại các vị trí đắc địa của thành phố.Đầu tiên là sự bùng nổ của các Bakery Kinh Đô đã kéo theo “làn sóng” tự làm mới mình của các cửa hàng bánh mỳ đã có từ trước như, Đức Phát rồi Hỷ Lâm Môn, Maxim’s.
Ngoài ra còn có những cửa hàng bánh do nước ngoài đầu tư như Bon (Pháp), B. Bang (Hàn Quốc), Love Bread (hay bánh mì tình yêu của Singapore).
Trước sự xuất hiện rầm rộ này, nhiều người cho rằng đã đến thời điểm cáo chung của những xe bánh mỳ Sài Gòn truyền thống. Thế nhưng, thực tế không phải vậy, bánh mỳ Sài Gòn vẫn đứng vững bởi loại thức ăn này đã đi vào tâm thức ẩm thực bao đời nay của người dân Sài Gòn.
Càng thú vị hơn, khi mới đây bánh mỳ Sài Gòn được hãng du lịch hãng Frodor's Travel đưa ra danh sách 10 món ăn đường phố được yêu thích, mang tính biểu tượng cho du lịch toàn cầu.
Và có lẽ, đây chính là một minh chứng rõ nét nhất, thú vị nhất dành cho một món ăn bình dân của người Việt – “bánh mỳ Sài Gòn”.
TP.HCM tổ chức lễ hội bánh mỳ lần thứ 3
Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/3 - 24/3/2025 tại Công viên Lê Văn Tám (TP. Hồ Chí Minh) mở cửa miễn phí cho khách tham quan.
Chương trình do Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ chức, với thông điệp Bánh mì Việt Nam, giá trị ẩm thực Thế giới – Lan tỏa năm châu. Phần hội năm nay mang chủ đề "Giòn ngon bánh mì - Đậm vị cà phê", hứa hẹn mang đến cho khách tham quan nhiều trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn.
Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025 mở rộng quy mô với 150 - 180 gian hàng, dự kiến thu hút hơn 150.000 lượt khách trong nước và quốc tế.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.