Sách

Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Thứ năm, 21/04/2022, 21:30 PM

(NSMT) - Trên nhiều diễn đàn, trên các trang mạng xã hội, người ta hay nhắc đến "văn hoá đọc". Và người ta cũng cho rằng, "văn hoá đọc" của người Việt mình đang nhạt nhoà. Cứ dạo quanh phố phường sẽ rõ. Nhà hàng, quán nhậu mọc lên thấy chóng mặt, người vào người ra tấp nập. Trong khi đó, cả thành phố chỉ vài ba hiệu sách. Một thư viện hoành tráng lại lặng lẽ người. Có người nói, bây giờ có sách điện tử rồi, muốn thông tin gì trên mạng cũng có cả thì mua sách để làm gì, vô thư viện để làm gì nữa? Có phải như vậy không?

Nếu để ý chúng ta thấy mấy người nước ngoài, mấy anh "Tây ba lô" đi vào xứ mình trên tay luôn có quyển sách. Họ đọc bất kể ở đâu, trong lúc chờ xe chờ tàu, trong nhà ga sân bay, trong quán nước hàng ăn. Chắc họ cũng có máy tính, có điện thoại thông minh mang theo chứ! Họ cần gì thì cũng có thể lên mạng, lướt web để tìm chứ! Nhưng họ vẫn đọc và đọc. Tại sao như vậy?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 năm 2022 lần thứ nhất. Ảnh: Sức khỏe và đời sống.

Nhiều tỉnh thành trên cả nước hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 năm 2022 lần thứ nhất. Ảnh: Sức khỏe và đời sống.

Mỗi quyển sách là một kho tàng kiến thức, chúng ta không chỉ "đọc" mà còn "học" trong đó. Từng trang giấy, từng dòng chữ đều có những giá trị riêng. Chuyện xứ người, chuyện xứ mình. Chuyện xưa tích cũ có ý khuyên răn người đời. Chuyện dự báo tương lai nhân loại sẽ tiến tới đâu. Chuyện chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn chương, nghệ thuật. Chuyện kỹ năng làm việc, dạy cách sống, cách làm người. Chuyện trên thiên văn, dưới địa lý đều có trong sách cả. Sao mà người ta hay đến vậy! Ở xứ sở Mặt trời mọc có ông Fukuzawa Yukichi suốt đời viết sách để mong góp phần khai hoá cho người dân Nhật, hiệu triệu hàng triệu triệu người Nhật không cam chịu, không tự huyễn hoặc mình mà hướng ra thế giới để từ đó sống mạnh mẽ hơn, có trách nhiệm với đất nước hơn. Và, nước Nhật ngày nay trở nên cường thịnh, là một mẫu hình nhiều quốc gia dân tộc phải học hỏi. Anh chàng khuyết tật Nick Vujivic còn viết sách để truyền động lực không chỉ cho người không may mắn trong cuộc đời mà cho ngay cả những người lành lặn về thân thể nhưng hình như bị "khuyết tật" về nghị lực.

Sinh thời, Bác Hồ là một người ham đọc sách báo và luôn coi trọng sách báo. Nói về tầm quan trọng của việc đọc sách, Bác nhiều lần căn dặn chúng ta: "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân!". Chúng ta càng đọc, càng nghiền ngẫm sẽ phát hiện ra nhiều điều hay, nhiều tri thức bổ ích, nhiều điều mới mẻ, thú vị làm tâm hồn mình thư thái hơn, bớt tẻ nhạt hơn. Đọc để thấy mình còn quá nhỏ bé trong thiên hạ lắm, để đừng tự biến mình thành "ốc đảo". Đọc để thấy mình còn nhiều điều chưa biết, còn nhiều điều phải còn học thêm, học mãi. Đọc để suy ngẫm coi, vì lý do gì mà người ta phát triển vù vù, còn mình cứ "đủng đa đủng đỉnh". Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng: "Thế giới thay đổi không ngừng, ai không học là lùi". Và đọc sách cũng là một cách học đó thôi, sao chúng ta không chịu đọc nhỉ?

Có người lại nói tại không có thời gian thôi! Ô hay, mỗi người đều có 24 tiếng đồng hồ trong một ngày như nhau cả mà. Chẳng qua là một thói quen thôi mà. Bớt đi một ít thời gian "tám chuyện", thời gian bù khú, chắc chắn không thiếu thời gian để đọc (và để học). Một quyển sách để trên bàn làm việc, lúc rảnh rỗi lướt qua vài trang. Một quyển sách để trên đầu giường lại lướt tiếp vài trang nữa trước khi chìm vào giấc ngủ sâu. Đi đâu xa, ngoài quần áo vật dụng cá nhân cũng cho vào túi vài ba quyển sách để trong lúc chờ xe chờ tàu, lúc đợi cơm đợi nước.

Đọc sách giúp ta trang bị đầy đủ cho trí óc, dạy ta suy nghĩ, nghiền ngẫm nhiều vấn đề. Sách sẽ làm cho tâm hồn chúng ta rộng mở hơn, làm cho trí tuệ chúng ta phát triển hơn. Đọc sách còn là cách giải trí, làm cho cuộc sống thêm phong phú và làm giảm nỗi đau của những người bất hạnh. Chắc chắn, không ai lại "cằn nhằn" vì sao ai đó cứ đam mê nghiên cứu sách vở trong khi nhiều người khác lại say đắm vào các lễ lạc, hội hè, tiệc tùng hay các trò chơi bài bạc?

Nào, hãy cầm quyển sách lên đọc và có điều gì tâm đắc thì chia sẻ với người khác để cùng bình luận, cùng nâng mình lên nhé!

Theo Xích Lô / CTTĐT Đồng Tháp  
Ầu ơ, ví dầu... qua miền ca dao

Ầu ơ, ví dầu... qua miền ca dao

(NSMT) - Những trang sách của nhà giáo Vương Thị Nguyệt Quế đưa người đọc “Qua miền ca dao” cùng âm hưởng những tiếng ru “ầu ơ”, “ví dầu” ngân vang trong ký ức. Miền ca dao ấy được kể lại bằng sự trải nghiệm qua tháng năm đời người, cùng sự nặng lòng với di sản cha ông.

Thư viện tỉnh Cà Mau đạt kết quả hoạt động nổi bật trong năm 2023

Thư viện tỉnh Cà Mau đạt kết quả hoạt động nổi bật trong năm 2023

(NSMT) - Trong năm 2023, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030; “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

Hiểu hơn về chùa và phong tục tập quán của bà con Khmer Nam Bộ

Hiểu hơn về chùa và phong tục tập quán của bà con Khmer Nam Bộ

Trong đời sống thường ngày, nhiều người thích đến những ngôi chùa hay tham gia các lễ hội của bà con Khmer Nam Bộ vì những vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Giờ đây, có thêm một cuốn sách giúp hiểu hơn về chùa và những phong tục này. Ðó là khi lần giở 136 trang sách “Chùa và những phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ” của nhà văn Thạch Sene (hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian TP Cần Thơ, hội viên Hội Các dân tộc thiểu số TP Cần Thơ), do NXB Ðồng Nai liên kết với Ðam Books xuất bản vào quý III-2023.

Khám phá “Kỷ lục - Top - Best Cần Thơ”

Khám phá “Kỷ lục - Top - Best Cần Thơ”

“Kỷ lục - Top - Best Cần Thơ” là ấn phẩm do Viện Kỷ lục Việt Nam thực hiện, Vietbooks và NXB Thông tấn ấn hành, vừa ra mắt bạn đọc. Quyển sách mang đến cho độc giả những khám phá thú vị về TP Cần Thơ - vùng đất được mệnh danh là Tây Đô, thủ phủ của miền Tây sông nước.

Đồng Tháp: Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Đồng Tháp: Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

(NSMT) - UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh các chỉ tiêu nhằm thực hiện tốt Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng với các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các huyện, thành phố giai đoạn 2021 - 2025 định hướng tầm nhìn đến 2030.

Trong trẻo “Vần thơ cổ tích”

Trong trẻo “Vần thơ cổ tích”

“Vần thơ cổ tích” (NXB Hội Nhà văn) là tập thơ thiếu nhi vừa mới ra mắt của nhà thơ Đặng Tuyết, hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ. Những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo thật thú vị và ý nghĩa dành cho cả người lớn và trẻ em trong những ngày hè này.

Câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Câu chuyện đẹp về tình thầy trò

“Học đường không hối tiếc” (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) là tập tản văn của cô Lý Ánh Nguyệt, cô giáo dạy tiếng Pháp về hưu. Trong sự nghiệp trồng người, cô đã rất ấn tượng về năm đầu tiên làm chủ nhiệm lớp 11A2 ở Trường THPT Mỹ Xuyên, Sóc Trăng vì đây là lớp học có nhiều học sinh cá biệt. Hành trình nỗ lực để giáo dục học sinh, đoàn kết lớp và đưa các em đến bến bờ của “Chân – thiện - mỹ” được cô chia sẻ chi tiết trong tập sách này.