Sai lầm khiến rau củ càng rửa càng bẩn, mất chất dinh dưỡng
Việc các loại rau củ quả tiềm ẩn hóa chất độc hại, nhất là dư lượng thuốc trừ sâu là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn nguồn gốc thực phẩm uy tín, các gia đình cũng cần chú ý quá trình sơ chế, chế biến. Trong đó, một việc đơn giản như rửa rau củ quả vẫn có rất nhiều người làm sai.
Ngâm rau củ quả quá lâu
Nhiều người có thói quen ngâm rau thật kỹ trước khi nấu. Thậm chí, có người cẩn thận còn ngâm rau, củ quả tới 3 - 4 tiếng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lưu Thiếu Vỹ, Phó Giám đốc kiêm Giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, hành động tưởng chừng như lành mạnh này không chỉ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của rau, thậm chí có thể khiến rau càng bẩn hơn.
Trong rau xanh chứa rất nhiều nước, căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài.
Vì vậy, các chất dinh dưỡng trong rau cũng bị hòa tan với nước, lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng bị thất thoát. Khi chúng ta ăn vào chỉ là ăn chất xơ chứ không còn dinh dưỡng nữa.
Nếu muốn rau củ sạch, nhất là với những loại rau trồng dưới nước vì có nhiều ký sinh trùng bám trực tiếp lên rau mà mắt thường không thể nhìn thấy được, trong đó nhiều nhất là trứng của ký sinh trùng và vi khuẩn thì cách tốt nhất là nên rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy. Biện pháp này cũng rất có hiệu quả trong việc loại bỏ dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Cắt rau củ quả trước rồi mới rửa
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên rửa rau xong rồi mới được cắt. Nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng vitamin thường tồn tại ở dạng nước. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14 - 23% giá trị dinh dưỡng, nếu ngâm trong một đêm lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ. Thói quen sai lầm này không chỉ làm mất đi một lượng lớn vitamin mà còn vô tình làm những chất bẩn bên ngoài vỏ thấm vào bên trong lúc rửa.
Dùng nước muối quá đặc để rửa, ngâm rau củ quả
Bản thân việc ngâm rau củ quả trong nước muối hầu như chỉ làm sạch bụi bẩn, sâu bọ dễ hơn chứ không hiệu quả nhiều trong việc loại bỏ các hóa chất độc hại hay ký sinh trùng. Còn nếu dùng nước muối quá đặc thì sẽ phản tác dụng. Bởi nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập ngược lại vào rau củ quả.
Chưa kể, nó cũng làm tăng hàm lượng muối dung nạp vào cơ thể khi ăn. Có thể khiến nhiều loại rau củ, nhất là rau lá xanh dễ bị nát, thay đổi mùi vị, thất thoát hết dinh dưỡng.
Để sử dụng nước muối đúng cách khi rửa rau củ quả, chúng ta nên pha loãng nước muối ở nồng độ khoảng 5% đặc biệt là với rau ăn sống. Dung dịch muối loãng sẽ giúp loại trừ những độc tố có trong rau tốt hơn nước muối đặc, và chỉ nên ngâm khoảng 3 - 5 phút. Sau đó vẫn nên rửa lại dưới vòi nước chảy để đảm bảo sức khỏe.
Dùng nước vo gạo để rửa rau củ quả
Đây cũng là 1 bí quyết được nhiều người truyền tai nhau nhưng lại phản khoa học. Theo Tiến sĩ Lin Jieliang, Trưởng khoa Độc chất Lâm sàng của Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc), quá trình vo gạo nhằm làm sạch gạo, loại bỏ bụi bẩn, côn trùng cũng như trứng của chúng và các chất độc hại trước khi nấu. Trong đó, dư lượng thuốc trừ sâu là nguy hại nhất và thường tồn dư nhiều trong gạo.
Như vậy, bản thân nước vo gạo chính là nước bẩn. Nó không phù hợp để rửa rau bởi ngoài chất bẩn, chất độc hại, bao gồm cả dư lượng thuốc trừ sâu thì còn có cả cặn gạo sót lại. Khi rửa rau củ quả với nước này dễ dẫn tới tình trạng càng rửa càng bẩn, thậm chí gây ô nhiễm thứ cấp và làm thay đổi dinh dưỡng, mùi vị của chúng.
Một số người cũng thường pha rượu trắng để rửa rau củ. Rượu trắng tuy có tác dụng diệt vi khuẩn bám trên bề mặt trái cây nhưng lại dễ làm thay đổi màu sắc và mùi vị tự nhiên ở các loại quả, đồng thời làm giảm các giá trị dinh dưỡng, gây lãng phí và ăn kém ngon hơn.
Rửa rau 3 nước là sạch
Cách rửa này không thể loại bỏ các hợp chất hóa học trong thuốc trừ sâu hay trứng giun và ấu trùng sán bởi chúng có kích thước rất nhỏ, nằm lọt trong các khe kẽ và gân lá nên rất khó bị rửa trôi. Rau gia vị như (hành, ngò) chỉ cần rửa qua cũng là một suy nghĩ sai lầm mà hầu hết chị em nội trợ mắc phải.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.