Văn hóa

Sao trời tối quá, mẹ ơi?

Thứ hai, 18/12/2023, 15:34 PM

(NSMT) - Ca phẫu thuật khối u ở mắt kéo dài hàng giờ liền, sau khi tỉnh dậy Phương Linh hốt hoảng gọi mẹ mở đèn “Sao trời tối quá, Mẹ ơi?”. Đó, dường như là một câu hỏi ám ảnh sâu dày trong khảm thức người mẹ có cô con gái bé bỏng vĩnh viễn mất đi cơ hội nhìn ngắm cuộc đời. Dẫu vậy, Phương Linh vẫn mang vẻ đẹp rực rỡ của bông hoa “khuyết”, nỗ lực vươn lên và lan tỏa sự lạc quan, yêu đời đến những người xung quanh.

Vừa bước vào cổng Trường dạy trẻ khuyết tật TP. Cần Thơ, tôi nghe tiếng trống giục giòn đầu giờ vang lên cắt ngang luồng ý tưởng bài vở. Thứ âm thanh quen thuộc dường như đưa tôi trở về những năm tháng cắp sách, tiếng ê a đánh vần rồi phồng má tập đọc theo nhịp thước của thầy cô, rôm rả trò chuyện hay la hét đùa nghịch mỗi giờ ra chơi. Nhưng lạ, đằng sau cánh cổng trường này, có một sự âm trầm vốn dĩ và những đứa trẻ không thể lắng nghe thanh âm sống động hay nhìn đời bằng đôi mắt trong veo, đen tuyền như nhung. 

“Sao trời tối quá, Mẹ ơi?” 

Đón tôi là thầy Nguyễn Văn Điệp - Phó Hiệu Trưởng, thầy chậm rãi giới thiệu về ngôi trường đặc thù giáo dục chuyên biệt với hơn 30 năm hoạt động, là nơi 129 em khiếm thị, khiếm thính và trẻ can thiệp sớm đang theo học. Dọc hành lang nhìn vào các lớp khoảng 5 - 7 em khiếm thị, có em mù hoàn toàn, có em nhìn kém và dù chạy chữa khắp nơi cũng không cải thiện thị lực. Bước chân tôi như được níu lại, bởi giọng đọc trong trẻo và diễn cảm của cô bé ngồi bàn đầu. Em có gương mặt sáng, đôi môi tròn xinh, những đầu ngón tay bé xíu di chuyển thành thục trên sách chữ nổi. 

Cô Dung - vừa là giáo viên vừa là người mẹ của Nguyễn Ngọc Phương Linh.

Cô Dung - vừa là giáo viên vừa là người mẹ của Nguyễn Ngọc Phương Linh.

Ban chủ tọa họp báo

Thầy kể, đó là Nguyễn Ngọc Phương Linh đang học chương trình lớp 4, cũng chính là con gái của cô Dung đang đứng lớp. Không khỏi bất ngờ, trước mắt tôi là cô Dung - vừa là giáo viên vừa là người mẹ đang say sưa giảng bài, vẫn xưng hô cô trò như những em học sinh khác, trong tôi lại dâng lên một sự nể phục và trân quý tận đáy lòng. Nấn ná đến giờ chơi để xin phép phỏng vấn cô Nguyễn Thị Dung về hành trình đặc biệt của hai mẹ con. Chạm sâu nơi đáy mắt cô là tình yêu thương vô bờ bến “Phải chi, có thể chịu cảnh tối tăm thay con, nếu khuyết thiếu ấy nằm trên cơ thể của chị thì tốt biết bao”. 

Phương Linh sinh ra bình thường như những đứa trẻ khác nhưng đến 18 tháng tuổi được chẩn đoán bị u nguyên bào võng mạc và gấp rút tiến hành mổ một bên mắt tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, em được chuyển sang bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục thực hiện 6 đợt hóa trị. Ròng rã hơn 1 năm trời điều trị tại 

2 bệnh viện với chi phí đắt đỏ nhưng do cơ thể Phương Linh không đáp ứng với thuốc nên không khống chế được các khối u. Bức rèm tối tăm buông xuống, vĩnh viễn đóng chặt nguồn sáng nơi đôi mắt Phương Linh. Đã không có kỳ tích nào xuất hiện với gia đình cô Dung “Hai vợ chồng cố nén nước mắt, gắng làm chỗ dựa cho con dù nỗi đau thấu tim gan. Thật sự, lúc đó anh chị cũng suy sụp và bất lực khi bé phải một mình chống chọi với 2 ca mổ mắt, 6 lần hoá trị và vô số lần thăm khám”. 

Cô Dung nghẹn ngào “Tới tận bây giờ, chị vẫn ám ảnh tiếng Linh gào thét liên tục gọi mẹ mở đèn lên “Sao trời tối quá, Mẹ ơi?”, lúc đó bé hốt hoảng lắm và mất bình tĩnh. Vừa ôm, vừa giải thích cho con hiểu mà lòng chị thắt lại”. Mất một thời gian nguôi ngoai, cả nhà dần chấp nhận và cố gắng giúp Phương Linh thích nghi với cuộc sống mới. 

Bông hoa “khuyết” bung sắc rực rỡ giữa đời 

Tưởng như số phận cướp đi hết thảy nguồn vui sống nhưng may mắn Linh vẫn đón nhận sự hao khuyết của bản thân, hiểu chuyện, nỗ lực bội phần để học hỏi, khám phá. Dù có khó khăn trăm bề, cô Dung vẫn đồng hành để Phương Linh có thể học tập, vui chơi, phát triển trong điều kiện tốt nhất. Quyết định nghỉ việc tại trường công ở Hậu Giang, cô Dung xin về Trường Dạy Trẻ Khuyết Tật TP. Cần Thơ gắn bó với những đứa trẻ khiếm thị cũng như ở gần chăm sóc Linh. Cứ mỗi chiều thứ 6, hai mẹ con lại di chuyển gần 30 cây số về nhà ở Thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang) để Linh kịp giờ lên lớp học võ buổi tối. 

Phương Linh trong kỳ thi lên đai môn Vovinam.

Phương Linh trong kỳ thi lên đai môn Vovinam.

Cô Dung mở điện thoại, tự hào khoe về những bức ảnh chụp con gái đạt được Đai vinh dự trong kỳ thi lên đai môn Vovinam. Bằng sự quyết tâm, nỗ lực vượt qua rào cản bản thân, Phương Linh đã thực hiện đầy đủ các phần thi lý thuyết và thực hành tương tự các anh chị, bạn bè đồng môn. Tôi rất đỗi ấn tượng về võ sinh đặc biệt này, mắt tối nhưng “tâm rạng, dạ sáng” cùng tập luyện bền bỉ, trông theo tư thế tấn, gạt cạnh tay, đánh chỏ, ra đòn chân… đều vô cùng thuần thục, dứt khoát. 

IMG_2276 (2)

Không chỉ vậy, dường như cô bé đầy nghị lực này còn được mẹ truyền cảm hứng tích cực về cuộc sống và sự cao quý của nghề giáo. Cô Dung kể, Linh mong ước lớn lên trở thành cô giáo dạy chữ nổi cho học sinh khiếm thị và lan tỏa niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp đến với những cảnh đời kém may mắn. Chính vì thế, Phương Linh luôn nỗ lực học tập và rèn luyện các kỹ năng bơi lội, chơi cờ vua, cờ Domino hay tập chạy xe đạp, xe scooter… như một đứa trẻ bình thường. 

Và, câu chuyện về cô bé Phương Linh khiếm thị đã khiến sự mạnh mẽ cố hữu trong lòng tôi như có sự va vụn rồi trào ướt mi mắt tự bao giờ. Như một minh chứng rằng, khiếm khuyết cơ thể sẽ không còn là điều bất hạnh nếu bản thân bền chí kiên tâm vượt lên nghịch cảnh và vun bồi một tâm hồn đẹp. Bởi, điều này sẽ vẽ nên phiên bản chính mình trọn vẹn và bung sắc rực rỡ theo cách riêng nào đó!

Chuông Mây - Mộc An  
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Giao tiếp kết nối yêu thương

Giao tiếp kết nối yêu thương

Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.

Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa

Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa" trong năm mới

Sự hài hòa trong việc sắp xếp bàn làm việc theo phong thủy sẽ giúp tâm trạng, sức khỏe, tiền tài và vận may trong công việc và sự nghiệp của gia chủ.

Chi tiết lịch nghỉ Tết và các ngày lễ năm 2025

Chi tiết lịch nghỉ Tết và các ngày lễ năm 2025

Năm 2025 có 22 ngày nghỉ các dịp lễ, Tết, gồm 11 ngày chính thức và 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hàng tuần, hoán đổi ngày làm việc.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là hình thức sàng lọc quan trọng để xây dựng cuộc sống gia đình bền vững và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cặp đôi chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.