Phong cách sống

Sóc Trăng: Cô giáo mầm non yêu nghề mến trẻ

Thứ năm, 10/11/2022, 16:58 PM

(NSMT) - Bén duyên với nghề dạy trẻ đến nay vừa tròn 30 năm, cô Trần Thị Lan Thảo đã ghi dấu ấn của mình trong sự nghiệp trồng người bằng nhiều phần thưởng, những danh hiệu cao quý, được đồng nghiệp quý mến, phụ huynh tin tưởng, lãnh đạo đánh giá cao.

Năm 1992, vừa tròn 20 tuổi, sau khi học xong ngành sư phạm mầm non, cô giáo trẻ Trần Thị Lan Thảo rời quê hương ở cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) về nhận công tác tại Trường mầm non Họa Mi, trường mầm non duy nhất ở thị trấn Kế Sách với không ít bỡ ngỡ khi đối diện với học sinh là các cháu nhỏ hồn nhiên, vô tư và nghịch ngợm. Bằng tình yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc mình đã chọn, cô Lan Thảo đã vượt qua tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, được các đồng nghiệp trong trường tin yêu, nể phục.

Cô Trần Thị Lan Thảo - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoàng Yến, TP Sóc Trăng.

Cô Trần Thị Lan Thảo - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoàng Yến, TP Sóc Trăng.

Đến năm 1997, sau khi lập gia đình, cô Lan Thảo chuyển công tác về thị xã (nay là thành phố) Sóc Trăng, công tác ở các trường: mầm non Hoa Phượng (phường 1, TP Sóc Trăng), trường mầm non phường 5, phường 8 (TP Sóc Trăng), hiệu trưởng trường mầm non 8-3 (phường 1, TP Sóc Trăng). Từ năm 2009, cô được điều động về trường mầm non Hoàng Yến (phường 3, TP Sóc Trăng) cho đến nay. Trong suốt 30 năm gắn bó với nghề, dù ở cương vị nào, cô Trần Thị Lan Thảo vẫn luôn nỗ lực phấn đấu, tự học, tự rèn, thể hiện được vai trò, trách nhiệm, không ngừng phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ ngày về trường mần non Hoàng Yến, với nhiệm vụ là Hiệu trưởng nhà trường, cô Lan Thảo luôn tìm tòi, đổi mới, đưa ra những biện pháp, những giải pháp chọn giải để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, vững mạnh về mọi mặt, luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành học mầm non ở địa phương.

Cô Thảo luôn dành trọn sự quan tâm đến các em học sinh.

Cô Thảo luôn dành trọn sự quan tâm đến các em học sinh.

Cô Lan Thảo cho biết: “Để xây dựng nhà trường mạnh về mọi mặt, tôi và lãnh đạo nhà trường luôn tìm và đưa ra các giải pháp phù hợp với từng công việc, huy động tối đa sự sáng tạo của tập thể, đồng nghiệp, lấy trẻ làm trung tâm trong nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Ngay từ đầu năm học, tôi cùng Ban giám hiệu đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức phát động các phong trào thi đua học tập, phấn đấu, rèn luyện trong tập thể cán bộ, giáo viên và từng tổ chuyên môn nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ năm học theo các tiêu chí thi đua của ngành. Đổi mới phương pháp dạy học, phấn đấu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.

Nỗ lực của cô Lan Thảo và tập thể sư phạm nhà trường đã cho quả ngọt khi liên tục nhiều năm liền, nhà trường luôn đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, nhiều năm liên tục nhận cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của Chủ tịch UBND tỉnh. Từ năm 2015 - 2020, trường là “Điển hình tiên tiến ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015-2020’. Năm học 2021 - 2022, trường được nhận Bằng khen của Bộ GD - ĐT khen tặng Tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Năm 2019, trường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đến tháng 8/2022, trường được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Cô Trần Thị Lan Thảo cùng tập thể học sinh trường mầm non Hoàng Yến.

Cô Trần Thị Lan Thảo cùng tập thể học sinh trường mầm non Hoàng Yến.

Để nâng cao chát lượng, hiệu quả công tác, cô Trần Thị Lan Thảo luôn vận dụng sáng tạo phương pháp quản lý mới để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường thông qua những sáng kiến kinh nghiệm đi vào thực tiễn như: sáng kiến “Làm thế nào để đổi mới công tác quản lý giáo dục”, sáng kiến “Làm thế nào để huy động, vận động trẻ ra lớp, duy trì sĩ số trẻ, khắc phục trình trạng trẻ bỏ học tại Trường Mẫu giáo Hoàng Yến”…

Thầy Châu Triều Quốc - Trưởng phòng GD - ĐT TP Sóc Trăng nhận xét rằng: “Cô Lan Thảo là một cán bộ rất năng nổ, nhiệt tình trong công tác, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cô rất nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong trường, chia sẻ những bài học hay, những kiến thức bổ ích, phương pháp, cách dạy học sinh, tổ chức hoạt động làm sao cho trẻ hứng thú, hiệu quả giáo dục cao, đồng thời thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành phát động”.

Cô Lan Thảo xứng đáng là tấm gương nhà giáo tiêu biểu cho thế hệ sau noi theo.

Cô Lan Thảo xứng đáng là tấm gương nhà giáo tiêu biểu cho thế hệ sau noi theo.

Chia sẻ với chúng tôi về công việc của người giáo viên mầm non, cô Lan Thảo cho biết: “Làm giáo viên mầm non rất bận bịu, thu nhập không cao như một số ngành nghề khác. Từ 6 giờ 30 phút các cô đã có mặt ở trường, chuẩn bị mọi thứ để đón các cháu vào học. Trưa lo cho các cháu ăn, ngủ đúng giờ giấc và cô cũng nghỉ lại với các cháu. Đến chiều, trả cháu cho phụ huynh xong mới về nhà. Phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ mới trụ lại được với công việc. Bên cạnh đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giáo viên mầm non phải có tình thương yêu, tính chịu khó, sự kiên trì, bền bỉ đối với học sinh của mình. Ngoài ra, giáo viên mầm non chúng tôi còn có trách nhiệm với gia đình nữa. Chúng tôi cố gắng thu xếp việc gia đình, nhà cửa để trọn vẹn đôi đường “việc nước, việc nhà”.

Tròn 30 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Lan Thảo đã đem hết khả năng, tâm huyết của mình cống hiến cho ngành giáo dục địa phương. Đóng góp của cô được ghi nhận qua nhiều danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”, nhiều Bằng khen của UBND tỉnh; Giấy khen của Thành ủy, UBND TP Sóc Trăng, Liên đoàn Lao động TP. Sóc Trăng,… Năm 2014, cô vinh dự được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 2022, cô là 1 trong 3 nhà giáo tiêu biểu được Sở GD - ĐT tỉnh Sóc Trăng xét chọn là Nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 1982 - 2022.

Sao Khuê  
Một lần vào bệnh viện

Một lần vào bệnh viện

Đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không bao giờ hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi được sống như những người bình thường là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?