Tết Thanh minh - tết báo hiếu ông bà, tổ tiên
Tết Thanh minh là ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam cũng như các nước Phương Đông, dịp đặc biệt để con cháu tưởng nhớ và báo hiếu ông bà tổ tiên.
Tết (Tiết) Thanh minh vốn có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, nhưng từ thời Lý người dân Việt Nam đã nhận sự ảnh hưởng của ngày lễ này, đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành nét văn hóa đặc trưng người Việt cho tới nay.
Trong "Truyện Kiều" có trích đoạn "Cảnh ngày xuân" cũng nói về Tết Thanh minh với câu "Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh", khi tiết trời tháng 3 âm lịch còn se lạnh, dịp để con cháu tưởng nhớ tổ tiên ông bà, nhà nhà đi tảo mộ đông như hội.

Thanh minh là ngày con cháu ra sửa sang thăm viếng mộ phần ông bà đời trước, tưởng nhớ đến những người đã khuất với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" đã ăn sâu vào máu thịt.
Thanh minh dịch theo nghĩa đen chính là trong sáng, khi trời trong mây sáng con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tông sinh thành.
Thanh minh thường bắt đầu sau 45 ngày lập xuân, thời tiết trở nên ấm dần, theo lịch dương Tiết Thanh minh sẽ thường bắt đầu từ khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4. Tuy nhiên theo lịch âm, hầu hết Tiết Thanh minh hàng năm sẽ đều rơi vào khoảng tháng 3, tiết trời ấm dần sau 2 tháng đầu xuân.
Theo tích ngày Thanh minh từ Trung Quốc, nói về sự hối hận của vua Tấn Văn Công khi quên đi công lao của người đã giúp đỡ mình tên Giới Tử Thôi. Giới tử Thôi đã từng đia theo hiến kế cho vua tấn và ở bên phò tá 19 năm ròng, khi lưu lạc lương thực cạn Giới Tử Thôi còn cắt thịt đùi của mình nấu cho vua ăn khiến vua cảm kích.
Ấy vậy mà khi giành được ngôi báu vua lại quên mất người vào sinh ra tử với mình, Giới Tử Thôi đã đưa mẹ già cùng tới núi Điền ở ẩn, khi vua tấn nhớ ra cho người tới đón nhưng nhất quyết mẹ con họ nhất quyết không về, giận lòng vua bèn sai người đốt Điền Sơn để họ ra ngoài cũng không được và rồi cả 2 chết cháy trong đó.
Vua hối hận vô cùng nên đã cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi và từ đó hạ lệnh kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội để tưởng nhớ người bạn đồng hành của mình. Cũng vì vậy Tết Thanh minh còn có cái tên khác là Tết Hàn thực (thức ăn nguội).
Người Việt Nam cũng rất coi trọng ngày này, con cháu đi tảo mộ cúng lễ, người gốc Hoa sẽ cũng Thanh minh vào ngày chính như người Trung Quốc rồi tùy vào mỗi gia đình sẽ tổ chức tiệc vào ngày khác nhau.
Người miền Nam cũng thường chọn cúng lễ và tổ chức ngay ngày chính của Thanh minh, thậm chí họ đi tảo mộ, đem đồ cúng và sau đó sẽ bày ra ăn uống vơi thịt heo quay, vịt quay, bánh bò hoặc bánh hỏi ngay tại nghĩa trang một cách vui vẻ tấp nập, gia đình nào cũng vậy tạo không khí ấm cúng cho những người đã khuất. Làm vậy không chỉ bày tỏ lòng biết ơn mà còn với quan điểm người ở lại vui vẻ thì người ra đi mới có thể thanh thản an tâm.
Còn đối với người dân khu vực phía Bắc lại thường chọn ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm để cúng Thanh minh tưởng nhớ ông bà, mọi người sẽ đi tảo mộ sáng sớm khi trời còn hơi sương se lạnh, cắt cỏ trên mộ mồi bồi thêm đất. Ở đây sẽ làm bánh trôi nhân mật mía và bánh chay nhân đậu xanh để ăn vào ngày này, đây đều là đồ ăn ăn khi nguội nên đúng với nghĩa Hàn thực.
Tiết Thanh minh năm 2022 chính vào ngày 5 tháng 4 dương lịch cũng là ngày 5 tháng 3 âm lịch, mỗi người hãy dành chút thời gian để dâng lên nén nhang bày tỏ lòng thành kính biết ơn ông bà tổ tiên, cũng là dịp để gia đình quây quần tụ họp thăm hỏi những người thân yêu.
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.