Xưa - Nay

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Thứ năm, 10/03/2022, 14:45 PM

“Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” là dự án được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung xây dựng, góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc tại Hậu Giang.

Hậu Giang đã, đang và sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc các dân tộc.

Hậu Giang đã, đang và sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc các dân tộc.

Dự án mang nhiều ý nghĩa

Đây là dự án số 6, một trong 7 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 1 (2022-2025). Mục tiêu chính của dự án là khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa, góp phần nâng cao mức thụ hưởng văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Những nội dung chính trong dự án, có thể kể đến: khôi phục, bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống; hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một; xây dựng mô hình văn hóa truyền thống để trải nghiệm; xây dựng đội văn nghệ truyền thống; xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu; tổ chức ngày hội liên hoan, giao lưu, hội thao; tuyên truyền, quảng bá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số…

Hậu Giang nằm trong các tỉnh, thành triển khai dự án này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện.

 Ông Lê Công Khanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Trước khi xây dựng kế hoạch, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xem kỹ và xây dựng dự án, gắn với từng phần việc, kinh phí cụ thể. Từ đó, khi tổng hợp hoàn chỉnh, sẽ sát thực tế. Khi kế hoạch được thông qua và triển khai thực hiện, sẽ góp phần hỗ trợ nhiều trang thiết bị văn hóa, bảo tồn, phát huy nét văn hóa đặc sắc, mở thêm cơ hội để giới thiệu với du khách, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chúng tôi quyết tâm xây dựng kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với mục tiêu, đối tượng dự án. Hiện tại, sở đang hoàn tất các nội dung, để xin ý kiến UBND tỉnh, sớm thực hiện trong thời gian tới”.

Bảo tồn và phát huy có chiều sâu

Trong những năm qua, ngoài việc quan tâm tạo điều kiện để cộng đồng các dân tộc làm ăn, sinh sống, học tập, nâng cao đời sống vật chất, thì đời sống tinh thần từng bước được quan tâm, thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, nhất là các hoạt động hưởng ứng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19-4 hàng năm.

Hậu Giang còn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, như thực hiện Đề án bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer. Trong quá trình thực hiện, đã tổ chức nhiều lớp tập huấn đờn và hát Aday ở những nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, ở các trường dân tộc nội trú và dự kiến sẽ xây dựng những tiết mục hát, múa Aday biểu diễn, tham dự hội thi, hội diễn trong thời gian tới.

Khi Hậu Giang thực hiện dự án số 6, với phần lớn nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia, sẽ có nhiều phần việc phải thực hiện, để tiếp tục bảo tồn, phát huy nét văn hóa độc đáo trong cộng đồng các dân tộc.

Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Chúng tôi dự kiến hơn 10 nội dung sẽ thực hiện, trong đó chú trọng đến việc hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một; xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian, tủ sách cộng đồng tại các ấp có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; tổ chức tọa đàm phát triển du lịch gắn với loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer; tập huấn về kỹ năng phục vụ lưu trú, chế biến món ăn truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc riêng…”.

Cùng với đó là việc xây dựng những điểm đến du lịch tiêu biểu và tổ chức những đoàn famtrip đến khảo sát điểm đến nâng cao công tác quảng bá, tuyên truyền chiều rộng lẫn chiều sâu; xây dựng phim tư liệu về nét độc đáo của văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc…

Tất cả sẽ được thực hiện một cách bài bản, có trọng tâm, vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, vừa khai thác du lịch, một trong 4 lĩnh vực Hậu Giang đang đặc biệt quan tâm.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Link gốc tại Báo Hậu Giang

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

(NSMT) – Vừa qua, tại Trung văn hóa tỉnh Cà Mau đã diễn ra vòng thi chung kết Tài năng tài tử - cải lương tỉnh năm 2023. Các thí sinh thi diễn truyền lửa hết mình vì đam mê nghệ thuật không bao giờ tắt, vì bộ môn nghệ thuật mang đậm hồn cốt của dân tộc.