Cà Mau: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống thích ứng với tình hình dịch Covid-19
Năm 2021, tình hình dich Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống xã hội nói chung, nhưng với quyết tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã không ngừng đổi mới hình thức, tranh thủ mọi thời gian, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận những hiện vật, cổ vật, hình ảnh tư liệu có giá trị cao về lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Đến nay, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã có 04 phòng trưng bày chuyên đề được đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu khách tham quan, nghiên cứu và học tập. Bao gồm các phòng trưng bày: “Di sản văn hóa truyền thống điển hình của dân tộc Khmer và dân tộc Hoa tỉnh Cà Mau”, “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau”, “Di sản văn hóa phi vật thể Nghề gác kèo ong và Nghề muối ba khía” và “Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc”. Trong đó, không gian trưng bày “Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc” vừa được hoàn thiện và đưa vào phục vụ vào ngày 23/11/2021, hưởng ứng kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu những giá trị lịch sử của người dân ở cơ sở, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức chỉnh trang, trưng bày tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình và Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước. Bên cạnh đó, còn tổ chức 10 cuộc trưng bày lưu động phục vụ Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, với hơn 14.820 lượt khách tham quan; phục vụ Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2021 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Cà Mau, với 4.000 lượt khách tham quan; phục vụ điểm cầu truyền hình trực tiếp bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển), với 300 lượt khách tham quan; trưng bày chuyên đề “Từ Mũi Cà Mau đến Vĩ tuyến 17” tại tỉnh Quảng Trị, với 1.000 lượt khách tham quan; 06 cuộc trưng bày về chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các trường học trong tỉnh, phục vụ 6.870 khách tham quan.
Bên cạnh công tác trưng bày, Bảo tàng tỉnh Cà Mau còn tập trung đẩy mạnh, nâng chất các hoạt động tuyên truyền – giáo dục truyền thống thông qua hoạt động ngoại khóa, thuyết minh phục vụ khách tham quan, viết bài tuyên truyền về di sản văn hóa. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động ngoại khóa chỉ được tổ chức trong 05 tháng đầu năm 2021 với 23 buổi, thu hút trên hơn 1.100 học sinh tham gia.
Hiện tại, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đang lưu trữ 60.000 hiện vật, tư liệu. Trong đó, có nhiều hiện vật tiêu biểu như bộ sưu tập hiện vật tàu bị đấm ở Cà Mau; hiện vật kháng chiến; hiện vật của người Kinh – Hoa – Khmer…Hiện vật lưu giữ khá nhiều nhưng do thiếu điều kiện nên chưa thể đem ra trưng bày phục vụ công chúng.
Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với hoạt động trưng bày của Bảo tàng tỉnh. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiếp cận, tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc nói chung, của tỉnh Cà Mau nói riêng, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch, phương án tiếp tục mở cửa 04 phòng trưng bày chuyên đề nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, để khách tham quan có cái nhìn đầy đủ, rõ nét hơn về mảnh đất, con người Cà Mau qua các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển.
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…