"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"
“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.
Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA, chị Đinh Thị Thúy hiện là một trong những “nữ tướng” có tầm ảnh hưởng nhất làng công nghệ Việt. Chị chia sẻ rằng đằng sau sự thành công của chị là nền tảng gia đình tốt.
Người tạo nền móng giáo dục cho chị đầu tiên và luôn bên chị lúc vui buồn, thấu hiểu, chia sẻ nhất đó chính là người cha - Thầy giáo Thương binh Đinh Đức Lâm, sinh ngày 24/7/1945 (AL) và hiện đang sống tại Thôn Quan Lộc, Xã Tiên Động, Huyện Tứ Kỳ, Tình Hải Dương.
Hưởng ứng cuộc thi viết “Cha và con gái” do Gia đình Việt Nam phát động, chị đã chia sẻ lại hành trình được cha yêu thương, dạy bảo để chị có được ngày hôm nay.
Chị kể: “Cha tôi là thầy giáo, đã từng qua chiến tranh nên cha thấu hiểu chỉ có việc học mới giúp người nông dân thoát khỏi nghèo đói xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Chính vì thế cha tôi đã quyết tâm cùng mẹ tôi - người nữ nông dân chính hiệu, tảo tần, chắt bóp và cả đi vay mượn để đầu tư cho ba anh em tôi ăn học, tốt nghiệp cấp 3, thi đỗ Đại học".
Chị vẫn nhớ như in những lời chỉ dạy của cha từ khi còn rất nhỏ: “Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con”. Điều này đã theo chị suốt năm tháng cuộc đời. Chính vì tư tưởng và quan điểm sống như vậy nên chị có rất nhiều điểm giống cha.
Trong bài dự thi của mình, chị đã kể lại tường tận cuộc đời đi lên từ gian khó của cha, nhân duyên gặp được người vợ hiện tại cùng những nỗ lực trong sự nghiệp. Từng câu từng chữ đều thể hiện sự tự hào hết thảy và lòng kính trọng người cha già.
“Kể về cha tôi không ngòi bút nào kể hết cuộc đời 80 năm qua của ông, cũng có những lúc thăng lúc trầm, đau đớn khi bị thương, khi mất mát người thân, khi lo cho sự nghiệp, hạnh phúc của các con lúc thuận lợi, lúc khó khăn” – Chị viết.
Đến giờ này cho dù cha mẹ của chị cũng đã được thảnh thơi phần nào nhưng chưa hết nỗi lo cho các con, các cháu.
Sinh ra trên đời vốn cô liêu, bởi con đường hỷ nộ ái ố này chỉ có thể bước đi một mình. Nhưng vì có người nhà nên cuộc sống mới đậm hương. Chị Thúy may mắn biết bao khi có bờ vai cha vững chắc.
Trong bài dự thi gửi về Gia đình Việt Nam, ông Đinh Đức Lâm, cha của chị Thúy viết: “Cuộc sống ngày ấy chật vật và vất vả, tôi cùng vợ hiền nuôi dạy các con chỉ với tình yêu thương, niềm tin vào giáo dục và mong muốn các con được học hành đủ đầy. Tôi tin rằng, vào một ngày không xa, cả ba người con của vợ chồng tôi sẽ phụng sự đất nước bằng học thức và trí tuệ. Những bậc hiền tài của đất nước ta đều là những con người tinh hoa, học cao hiểu rộng”.
Ông Lâm đã dày công nuôi dạy, bảo ban các con mình sống mạnh mẽ, có trách nhiệm. Bởi vậy mà chị Thúy đã tự lập từ bé. Nhớ lại những ngày con còn bé đi cắt cỏ ở triền đê, thấy con đang ráng sức gánh cỏ nặng trên đôi vai nhỏ, ông nhìn mà nặng lòng cảm động, thương con gái vô bờ.
Trong suốt hành trình trưởng thành của chị Thúy, ông Lâm đã chứng kiến và đồng hành từng bước đường.
“Năm 2016, tôi có vinh dự đứng bên cạnh con gái lớn của mình trong lễ bổ nhiệm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA – một giây phút trang trọng mà bất kỳ người làm cha, làm mẹ nào cũng sẽ cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào. Chứng kiến cô con gái của mình gánh cỏ ngày nào giờ đang đứng dưới ánh đèn sân khấu với nhiều trọng trách, giây phút ấy như một thước phim tua lại về hành trình trưởng thành, nỗ lực không ngừng nghỉ của con” – ông Lâm bày tỏ.
Có thể nói, chẳng gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ có thể đói nghèo, cơm có thể nhịn ăn, nước có thể nhịn uống, nhưng con cái phải được chăm sóc đầy đủ. Cha mẹ luôn muốn trên mỗi bước đường con đi luôn có sự theo dõi theo và quan tâm, bởi ở những nơi ấy, không chỉ có tình yêu thương mà còn có những ước mơ dang dở của cha mẹ.
Hai cha con chị Thúy, có thể không cần phải nói với nhau lời yêu thương mỗi ngày. Cha luôn yêu chị bằng cách lặng lẽ dõi theo, chị thể hiện tình yêu với cha bằng chính những thành công trong cuộc đời mình. Tất cả đều đong đầy, đều ý nghĩa và thiêng liêng. Ấy cũng là những giá trị cao đẹp mà cuộc thi viết “Cha và con gái” hướng đến.
Chị Đinh Thị Thúy gửi lởi cảm ơn Tạp chí Gia đình Việt Nam, cảm ơn Cuộc thi viết về “Cha và con gái” đã cho chị cơ hội nói lên tiếng lòng, viết ra những suy nghĩ, tình cảm dành cho cha mình.
“Tôi luôn trân trọng kính yêu Cha Mẹ biết ơn những gì Cha Mẹ đã lam lũ vất vả, hi sinh cho 3 anh em chúng tôi, nhưng bình thường cũng chỉ biết thể hiện bằng việc làm hành động báo hiếu Cha Mẹ chứ cũng chưa khi nào thốt lên nói được tiếng lòng trực tiếp với Cha Mẹ mình rằng “Con rất yêu quý, rất kính trọng và rất biết ơn Cha Mẹ” – chị bày tỏ.
Thể lệ cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024
Yêu cầu đối với bài dự thi
- Bài dự thi phải là những bài viết chưa đăng phát trên bất kỳ phương tiện truyền thông báo, đài hay mạng xã hội và chưa tham gia dự thi ở các cuộc thi khác. Viết về những câu chuyện có thật do tác giả là nhân vật hoặc người chứng kiến, những kỷ niệm, lời tâm tình, tự sự của cha dành cho con gái và ngược lại được thể hiện dưới dạng bài ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, tản văn, nhật ký… Ban tổ chức khuyến khích các tác giả sử dụng hình ảnh thật của các nhân vật trong bài dự thi.
- Bài viết thể hiện bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.
- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi và phải chịu trách nhiệm về độ chân thực, tính chính xác về nội dung. Cấm sao chép, đạo văn của người khác dưới mọi hình thức.
- Bài dự thi được chọn đăng trên Tạp chí Gia đình Việt Nam sẽ được trả nhuận bút theo quy định và thuộc sở hữu của tòa soạn; tác giả không có quyền khiếu nại về bản quyền.
Đối tượng dự thi: Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước trừ những người là nhân sự của Ban Tổ chức, Ban giám khảo, các đơn vị tài trợ, đồng hành cùng cuộc thi.
Thời gian và địa chỉ nhận bài dự thi
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 27/03/2024 đến ngày 10/06/2024 tính theo dấu bưu điện và thời gian nhận mail. Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2024.
- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam. Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.
- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected]
Giải thưởng
Cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 có cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 05 giải khuyến khích và 05 giải phụ.
Ngoài giải thưởng tiền mặt, các tác giả đạt giải còn được nhận giấy chứng nhận của Ban Tổ chức, được tặng 01 quyển sách có đăng các bài dự thi cùng quà (nếu có) của nhà tài trợ.
Ban Giám khảo cuộc thi
- Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng ban giám khảo
- Nhà thơ Trần Hữu Việt - Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Báo Nhân Dân
- Nhà văn Nguyễn Một
- Nhà văn, nhà báo Võ Hồng Thu - Báo Tiền phong
Thông tin chi tiết về cuộc thi xin liên hệ
- Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Nhà báo Phan Khánh An - Tổng TKTS, Thành viên Ban tổ chức. Số điện thoại: 0975.470.476
+ Ms Bùi Thị Hải Én - Cán bộ toà soạn. Số điện thoại: 0973.957.126
- Email: [email protected].
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.