Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu
(NSMT) - Chiều 23/12, UBND tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bạc Liêu”.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: Hội thảo định hướng phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh nhằm định hướng để du lịch nông thôn của tỉnh Bạc Liêu có cách làm phù hợp, sáng tạo, hiệu quả trong quản lý, kinh doanh, phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
“Từ hội thảo, tôi mong muốn các chuyên gia tư vấn du lịch, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện và hợp tác đầu tư cùng với Bạc Liêu để khai thác phát triển hiệu quả du lịch nông nghiệp gắn với nông thôn mới trong thời gian tới.” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chia sẻ.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành… đã thảo luận về các giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới. Theo đó, khai thác hiệu quả nhất tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn của Bạc Liêu; thúc đẩy phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bạc Liêu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đồng thời, định hướng phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn để thu hút các công ty lữ hành kết nối tour, tuyến về Bạc Liêu…
Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu có 11 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận. Trong đó có 9 điểm du lịch trên địa bàn thành phố Bạc Liêu như: Sản phẩm du lịch văn hóa gắn với giá trị đặc sắc của bản Dạ cổ hoài lang; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Sản phẩm du lịch gắn liền với thương hiệu Công tử Bạc Liêu; Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh,... Và hiện nay, loại hình du lịch nông nghiệp - nông thôn, hướng đến thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa nơi đến, đang là xu thế tìm kiếm hàng đầu của du khách.
Vì thế, các sản phẩm du lịch nông nghiệp truyền thống, du lịch sinh thái vườn, du lịch cộng đồng thông qua sự cộng hưởng, giao thoa về văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc để du khách tham quan, trải nghiệm, đang được ngành du lịch Bạc Liêu chú trọng xây dựng và phát triển.
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024
(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau
(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.