Xưa - Nay

Tiền Giang: Đình Trung và Lễ hội Kỳ yên

Thứ tư, 15/03/2023, 11:00 AM

Tọa lạc tại địa chỉ phường 1, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, đình Trung được xem là một trong những ngôi đình có lịch sử lâu đời tại Nam bộ. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đình Trung vẫn lưu giữ nét văn hóa độc đáo của ngôi đình Nam bộ xưa và là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, giáo dục truyền thống yêu nước, duy trì các phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, dân tộc.

KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

Nằm giữa lòng phố thị, qua hơn một thế kỷ với nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng đình Trung vẫn tồn tại và để lại nhiều dấu ấn về kiến trúc xây dựng đình Nam bộ. Nói về quá trình hình thành và phát triển của đình, ông Phương Châu, Phó Trưởng ban Quản trị đình Trung cho biết, những năm giữa của thế kỷ XVIII, trong quá trình xuôi về phương Nam khai hoang mở cõi vùng đất Nam bộ, ở vùng đất Gò Công, những bậc tiền hiền khai căn, hậu hiền khai cơ khởi nghiệp nhớ gốc tích quê hương cũ ở xứ Thuận Hóa, Quảng Ngãi, Ngũ Quảng vào đây khai phá gầy dựng, đặt tên 2 thôn là Thuận Ngãi (Thuận Hóa và Quảng Ngãi) và Thuận Tắc (nhắc nhở di dân với nhau là nên tuân thủ phép tắc vùng đất mới). Sau khi đã quần tụ, làm ăn ổn định, dân mới xin lập đình.

Đình Trung với lịch sử 124 năm tuổi.

Đình Trung với lịch sử 124 năm tuổi.

Năm 1867, sau khi ổn định toàn cõi Nam kỳ, thực dân Pháp đã đổi tên huyện Tân Hòa thành Hạt. Hạt Gò Công ra đời, thực dân Pháp cho nhập thôn Thuận Ngãi, Thuận Tắc thành làng Thành Phố vào năm 1847, đây là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công sau này. Năm 1898, ngôi đình làng Thành phố được xây và khánh thành trên nền của đình Thuận Ngãi trước đây. Như vậy, có thể thấy, tiền thân của đình Trung hiện nay là ngôi đình làng Thành phố đã có cách đây hơn 124 năm.

Từ năm 1930 đến 1932, đình làng Thành phố được nhân dân xây lại mới. Đình hướng về hướng Bắc, 4 phía đều là mặt tiền đường, đây là một vị trí rất đặc biệt so với các ngôi đình ở Nam bộ. Toàn thể ngôi đình là một phức hợp kiến trúc gồm 3 tòa xếp theo hướng Bắc Nam, gồm tòa võ ca, võ quy và chánh điện.

Theo nhà nghiên cứu Phan Thanh Sắc; trên nóc tòa chánh điện và tòa võ ca phía đầu hồi mỗi nóc có hai con cá hóa long, đầu sư tử ngó ra ngoài, dáng nhỏ đuôi vuốt lên không, ở chính giữa là hai con rồng hình “lưỡng long triều dương” bằng men xứ xanh lá cây. Thế chỗ các đầu mái cong là các con rồng đá xi măng, còn thân cách điệu hình chữ thọ. Bên hông hai đầu hồi cao có khắc chạm hình “Long hổ hội” trên nền mây dợn xanh, ở đầu hồi thấp, khắc hoa văn hình rùa đội “Hạc đồ lạc thơ”.

ĐẶC SẮC LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH TRUNG

Hằng năm, vào khoảng giữa tháng 2 (âm lịch), đình Trung tổ chức Lễ hội Kỳ yên, thu hút hàng ngàn lượt người đến cúng viếng, cầu mong mưa thuận gió hòa, người dân có cuộc sống yên vui, hạnh phúc.

2

Trong 3 ngày diễn ra, Lễ hội Kỳ yên đình Trung tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như: Lễ nghinh thần, Lễ chiêu u, Lễ an vị khải sắc, Lễ chánh tế, Lễ tế tiền hiền… Trong những ngày diễn ra lễ hội, khu vực trung tâm TX. Gò Công nhộn nhịp hẳn lên, người dân dọn dẹp nhà cửa tươm tất, mang xôi, gà, heo quay, hương đăng, trà, quả… đến tế lễ, cầu một năm quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Ông Phương Châu cho biết, hằng năm do nguồn kinh phí mà tổ chức hát bội cúng thần. Lễ Kỳ yên năm 2023 vừa qua có tổ chức hát bội cúng thần tối ngày 14-2 (âm lịch). Lễ hội Kỳ yên đình Trung được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín dị đoan, mang đậm những giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống, thắt chặt tình nghĩa xóm giềng. Đây cũng là dịp để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khai khẩn mảnh đất này. Là thế hệ đi sau, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo, phát huy những giá trị của lịch sử, văn hóa của  đình Trung.

Theo Nguyên Phương/ Báo Ấp Bắc

Xem bài viết gốc tại đây

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.