Xưa - Nay

Tìm về ký ức trận đánh tàu trên sông Tam Giang

Thứ tư, 20/07/2022, 12:02 PM

Sông Tam Giang, huyện Năm Căn, Cà Mau là nơi đã chôn xác hàng trăm tàu Mỹ thời kháng chiến và đi vào huyền thoại. Trong đó, nổi tiếng là trận đánh tàu tại vàm rạch Chủ Mưu năm 1970.

Vào đầu năm 1969, Mỹ - ngụy đưa Lữ đoàn thủy quân lục chiến phối hợp với lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ chiếm lại Năm Căn và xây dựng căn cứ tiếp vận hải quân để thực hiện kế hoạch “bình định” khu vực rừng đước Năm Căn. Thực hiện phong trào “tìm tàu địch mà diệt” nhằm góp phần đánh bại chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” hay “Pháo đài thép di động” của Hoa Kỳ, nhiều thanh niên ở địa phương đã hăng hái tham gia vào Đội du kích Kênh 17 và phối hợp với các đơn vị chủ lực biến sông Tam Giang thành mồ chôn của nhiều hạm đội nhỏ của địch.

Những người lính tham gia Đội du kích Kênh 17 năm xưa nhớ lại trận đánh tàu Mỹ ác liệt trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu.

Những người lính tham gia Đội du kích Kênh 17 năm xưa nhớ lại trận đánh tàu Mỹ ác liệt trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu.

Ông Tăng Ngọc Điện, sinh năm 1951, nguyên chiến sĩ Đội du kích Kênh 17, cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tam Giang, khi nhìn cảnh quê hương bị giặc tàn phá thì bản thân không thể nào chịu được. Do vậy, tôi đã tiếp bước người thân trong gia đình tham gia hoạt động cách mạng khi mới 15 tuổi. Nhớ lại khi đó, bọn giặc Mỹ luôn coi vùng rừng đước Năm Căn là “rừng Việt Cộng” nên luôn thả bom hóa học khắp nơi. Chẳng những vậy, chúng còn tìm cách cắt đứt viện trợ của ta vào chiến khu rừng đước. Khi Đội du kích Kênh 17 được thành lập nhằm chiến đấu, hỗ trợ cho công tác tiếp tế vũ khí, lương thực cho quân ta, tôi đã xung phong tham gia. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ mãi những năm tháng cùng đồng đội chiến đấu, đi “săn tàu” giặc và diệt được gần 40 tên địch. Cùng với đó là những ký ức về trận đánh phục kích tại rạch Chủ Mưu, chặn đánh đoàn tàu 09 chiếc, trong đó có 01 tiểu pháo hạm là sở chỉ huy mang số 228 được trang bị tối tân, chạy từ Năm Căn đến cửa Bồ Đề. Với ý chí và tinh thần quyết tâm chiến đấu, cuối cùng đơn vị của tôi đã tiêu diệt được chiếc tiểu pháo hạm và 04 chiếc tàu đi cùng, tên trung tá chỉ huy người Mỹ bị bắn chết tại chỗ, những chiếc tàu còn lại thì nối đuôi nhau bỏ chạy và để lại xác của hơn 240 tên địch. Chiến thắng này khiến bọn giặc phải khiếp sợ và không còn nghênh ngang nữa. Riêng bản thân tôi thì cảm thấy rất vui mừng vì mình đã cùng đồng đội lập nên chiến công vẻ vang trên sông Tam Giang, góp phần hỗ trợ chi viện và bảo toàn lực lượng cho quân ta”.

Ông Huỳnh Chí Nguyện, sinh năm 1953, nguyên chiến sĩ Đoàn 962, cho biết: “Để có thể chiến đấu với bọn giặc Mỹ trên sông Tam Giang, Đoàn 962 của tôi đã tăng cường phối hợp, hỗ trợ cho Đội du kích Kênh 17. Nhớ lại khi đó, chúng tôi phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tiến đánh phục kích mà không bị phát hiện. Các đồn bót của bọn giặc đóng bên sông luôn bố trí ống nhòm để quan sát từ xa. Tuy vậy, chúng vẫn không hề biết anh em chúng tôi bí mật ngụp lặn dưới nước để tiến hành phục kích. Trận đánh tàu tại rạch Chủ Mưu khi đó quả thật rất ác liệt, tôi cùng những người đồng chí, đồng đội đều cố gắng tập trung chiến đấu hết sức mình để tiêu diệt bọn giặc ác ôn, không cho chúng cản bước làm ảnh hưởng đến công tác chi viện cho quân ta. Để góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang trên sông Tam Giang, tôi đã chứng kiến 06 người đồng đội ngã xuống, họ đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Câu chuyện về trận đánh tàu năm xưa được những người lính tham gia Đội du kích Kênh 17 kể lại cho thế hệ trẻ trong sự bùi ngùi, xúc động ngay tại bia công nhận Di tích lịch sử địa điểm trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu năm 1970.

Câu chuyện về trận đánh tàu năm xưa được những người lính tham gia Đội du kích Kênh 17 kể lại cho thế hệ trẻ trong sự bùi ngùi, xúc động ngay tại bia công nhận Di tích lịch sử địa điểm trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu năm 1970.

Cùng với chiến thắng vẻ vang của trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại rạch Chủ Mưu vẫn còn đó những mất mát, hy sinh. Sự quả cảm của những người lính năm xưa đã góp phần tô vẽ nên bức tranh hòa bình hiện tại. Mặc dù đã trở về với cuộc sống không tiếng súng, không chiến tranh, sống bình yên bên gia đình và có đôi lúc sức khỏe yếu, nhưng khi có người nhắc đến hoặc muốn tìm hiểu trận đánh tàu trên sông Tam Giang thì những người lính tham gia chiến đấu năm xưa giờ đã là những cựu chiến binh với nhiều chiến tích liền kể lại cuộc chiến oai hùng ấy một cách chi tiết. Qua đó, giúp thế hệ trẻ hôm nay càng thêm cảm thấy tự hào khi được nghe chính những nhân chứng lịch sử kể lại câu chuyện hào hùng ấy.

Trận đánh tàu trên sông Tam Giang năm 1970 là chiến thắng lớn, vẻ vang, góp phần tô thắm thêm trang sử vàng chói lọi truyền thống Anh hùng lực Lượng vũ trang nhân dân xã Tam Giang, huyện Năm Căn ngày nay. Địa điểm trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu năm 1970 hiện đã được công nhận Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Đây cũng là nơi để những những người lính chiến đấu năm xưa có dịp tụ họp và tìm lại ký ức về trận đánh tàu với giặc Mỹ. Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Theo Hồng Nhung / CTTĐT Cà Mau  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.