Xưa - Nay

Trà Vinh: Nét đẹp văn hóa Lễ hội Cúng biển Mỹ Long

Thứ ba, 04/07/2023, 14:27 PM

(NSMT) - “Dù ai buôn bán trăm nghề/ Nhớ ngày hội biển thì về Mỹ Long”.

Cúng biển Mỹ Long hay còn được gọi là lễ Nghinh Ông là lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của làng biển Mỹ Long. Xuất phát từ hành trình mưu sinh lênh đênh trên biển cả của cư dân vùng này, văn hóa tâm linh thờ cúng cá Ông đã trở thành phong tục, tập quán tín ngưỡng được các thế hệ người dân Mỹ Long bảo tồn và lưu giữ trong hơn 100 năm qua.

Mỹ Long nằm cách thành phố Trà Vinh khoảng 30 km bao gồm thị trấn Mỹ Long, xã Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long Nam thuộc huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.

Thị trấn Mỹ Long nhìn từ trên xuống.

Thị trấn Mỹ Long nhìn từ trên xuống.

Mỹ Long, còn có tên gọi dân gian là Bến Đáy, vốn là ngôi làng nhỏ ven cửa biển Cung Hầu - một trong 9 cửa của sông Cửu Long. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, vùng biển Mỹ Long là một trong những địa điểm sớm hội tụ cư dân nhiều nơi đến định cư, lập nghiệp. Khoảng thế kỷ XVI – XVII, các thế hệ ngư dân từ các tỉnh ven biển Nam Trung bộ di cư vào, trên bước đường Nam tiến họ mang theo hành trang văn hóa bản địa, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng cá voi, còn gọi là Đức ông Nam Hải. Trải qua mấy trăm năm, ngư dân vùng biển Mỹ Long vẫn vươn khơi bám biển với nghề truyền thống đóng đáy hàng khơi và tín ngưỡng thờ cúng cá voi đã hình thành lễ hội cúng biển.

Từ cuối thập niên 1920, lễ hội cúng biển hay còn được gọi là lễ hội Nghinh Ông Mỹ Long chính thức được tiến hành long trọng và duy trì cho đến ngày nay. Đặc biệt, kể từ năm 2013, lễ hội này chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. 

Ông Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết: Lễ hội Cúng biển Mỹ Long là một trong số hiếm hoi các lễ hội dân gian truyền thống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được tổ chức đều đặn hàng năm. Tính đến nay, lễ hội này đã tồn tại 104 năm tuổi.

Lễ Nghinh ngũ phương, một trong nhiều hoạt động ở Lễ hội cúng biển Mỹ Long.

Lễ Nghinh ngũ phương, một trong nhiều hoạt động ở Lễ hội cúng biển Mỹ Long.

Ông Nguyễn Văn Đẹp, Chánh bái - Miễu bà Chúa xứ Thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, cho biết thêm: Cúng biển là lễ hội dân gian đặc sắc của ngư dân vùng biển Trà Vinh. Lễ hội có những đặc điểm riêng gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long, là điểm tựa tinh thần, nơi vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý. Hằng năm, lễ hội đã thu hút hàng chục ngàn lượt người tham gia, không chỉ ngư dân trong tỉnh mà còn nhiều ngư dân các tỉnh lân cận và khách thập phương tham gia, góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng. Ở đây tất cả ngư dân đi làm biển vái Ông Nam Hải, thành thử ra mình đi làm cái gì cũng cầu nguyện, trước bà, sau ông, mưa thuận, gió hòa, ngư dân tin tưởng đức ông Nam Hải.

Theo các vị cao niên kể lại, Làng đáy biển Mỹ Long vốn là bãi bồi nên trong lịch sử mấy trăm năm, chưa lần nào được Đức ông lỵ (tức cá voi chết gửi di cốt dạt vào bờ) nên nơi đây không có lăng ông. Với sự ngưỡng vọng sâu sa, người dân làng đáy thỉnh bài vị Đức ông vào phối tự tại ngôi miễu bà Chúa xứ và ngôi miễu này trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân Mỹ Long.

Do được phối tự tại ngôi miễu Bà Chúa Xứ nên Lễ hội Cúng biển Mỹ Long bao gồm một chuỗi các nghi thức vừa là lễ hội nghinh Ông, vừa là lễ hội vía Bà. Đây chính là nét đặc thù của lễ hội Cúng biển Mỹ Long so với các lễ hội cùng dạng thức tại các tỉnh ven biển từ Trung bộ vào Nam. Hằng năm, từ ngày 10/05 – 12/05 (Âm lịch), tại Miễu Bà Chúa xứ thị trấn Mỹ Long đều diễn ra lễ hội Cúng biển. Bên cạnh phần hội, phần lễ được tiến hành theo trình tự các nghi thức lễ: Lễ Tiền giảng (Miếu bà họp mặt tế lễ), Lễ Nghinh Ông, Cúng chiến sỹ và Tế Thần nông, Hát bội, Tế lễ mâm lộc cho bà Chúa xứ, Cúng Chánh tế Bà Chúa xứ, Dâng mâm vàng, bạc cho bà, Nghinh ngũ phương, Cúng binh, lên tàu và cuối cùng là lễ Tống tàu.

Miễu Bà Chúa Xứ nơi diễn ra Lễ hội Cúng biển Mỹ Long.

Miễu Bà Chúa Xứ nơi diễn ra Lễ hội Cúng biển Mỹ Long.

Theo quan niệm của những ngư dân làm nghề đi biển thì nghi thức tống tàu (hay còn gọi là tống quái) sẽ giúp họ xua đuổi đi mọi điều xui rủi, tai ương và cầu mong về những vụ mùa mới công việc đánh bắt thuận lợi, có nhiều tôm cá; ước mong biển cả sẽ che chở và ủng hộ những ngư dân luôn một lòng thủy chung với biển sẽ có được cuộc sống ấm no, sung túc nơi làng nghề xứ biển.

Để chuẩn bị cho nghi thức tống tàu, hằng năm, người dân đều đóng mới 1 chiếc tàu có ghi rõ số hiệu và số năm trên thân tàu. Chiếc tàu được người dân chuẩn bị khá kỳ công trước đó, với một đội hình từ 4 – 5 người có kinh nghiệm đóng tàu thực hiện. Sau khi chiếc tàu hoàn thành, người dân sẽ trang trí với màu sắc sặc sỡ và bày biện đủ các lễ vật lên tàu.

Lễ Tống tàu trên biển Mỹ Long năm 2022.

Lễ Tống tàu trên biển Mỹ Long năm 2022.

Tống tàu cũng nghi thức cuối cùng khép lại lễ hội cúng biển, lễ tống tàu thường bắt đầu diễn ra vào khoảng 9h - 12h ngày 12/05 Âm lịch. Nhiều lễ vật, trong đó phải có con heo trắng, cùng hương đăng, trà rượu, hoa quả, gạo muối, vàng mã, có những hình nhân tài công, ngư phủ được đặt lên một chiếc tàu nhỏ, trang trí rực rỡ. Sau đó, chiếc tàu này được người dân kéo ra khơi, khi ra đến vị trí đã Nghinh Ông hôm qua, chiếc thuyền chở lễ vật này được cắt dây thả trôi trên biển, mang theo bao ước vọng của ngư dân gửi gắm vào biển cả.

Lễ hội cúng biển kết thúc, người dân xứ biển lại trở về tiếp tục với cuộc sống mưu sinh lênh đênh nơi đầu sóng ngọn gió, họ hẹn sẽ tiếp tục đồng hành, sát cánh cùng nhau trong những mùa biển mới thắng lợi. Đã là người dân xứ biển thì ai cũng quyết chọn cho mình một cái nghề mưu sinh gắn liền với biển. Đây là cách ví von của những ngư dân yêu nghề đi biển ở Mỹ Long: “Dù ai buôn bán trăm nghề - Nhớ ngày hội biển thì về Mỹ Long”.

Minh Tú/ Cổng TTĐT Trà Vinh  
Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.