Trại giam tù binh Phú Quốc: Ký ức ngày trở về
(NSMT) - Tháng 3 này vừa tròn 50 năm các chiến sĩ tù binh cộng sản bị địch bắt tù đày tại đây được trao trả theo Hiệp định Paris. 50 năm trôi qua, mọi thứ đã đổi thay nhưng Trại giam Phú Quốc mãi là dấu tích bi tráng của gần 40.000 chiến sĩ cộng sản yêu nước Việt Nam. Và những ngày này, khi về thăm lại Trại giam Phú Quốc - nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, các cựu tù vẫn không quên những đòn đánh đập, tra tấn, hành hạ tàn độc, rùng rợn mà bọn cai tù đã trút lên mình các chiến sĩ cộng sản.
Nhà tù Phú Quốc, nay được đổi tên thành Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/ Phú Quốc là nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bè lũ tay sai xây dựng để giam cầm gần 40.000 lượt tù binh và là nơi thấm đẫm máu của gần 4.000 liệt sĩ bị địch sát hại. Men theo con đường nhỏ dẫn đến cổng Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc ngay từ xa, nhiều người không khỏi rùng mình khi chứng kiến gần chục lớp hàng rào dây thép gai sắc nhọn, đâu đó là những phiên bản lính canh giống như người thật đang cầm súng canh gác, lạnh lùng. Tiếng cửa sắt rít lên những âm thanh nặng nề rồi từ từ mở ra khiến mọi người đều cảm nhận được không khí của Trại giam thực dân, đế quốc khét tiếng tàn bạo trước đây.
Ông Phù Xí Khiếu (sinh 1948), ngụ ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương (TP. Phú Quốc) đi bộ đội năm 1968, bị địch bắt tháng 11/1971 khi đang chiến đấu ở chiến trường Phú Quốc và được trao trả năm 1973. Ông bị giam giữ ở phân khu 4, trong tù bị địch hành hạ dã man nhưng ông và đồng đội vẫn đấu đánh bọn chiêu hồi, làm mật báo và động viên nhau chờ ngày trở về. Xúc động ngày trở lại nơi bản thân từng bị giam cầm ông Khiếu chia sẻ: “Cái khu của chú ở dưới này là khu 4, đấu tranh trong khu thôi. Nói chung là mình động viên với nhau, động viên anh em cố gắng đừng khai gì hết, không bất mãn, tương lai mình sẽ về, cứ động viên với nhau xoay vòng như vậy”.
Còn đối với ông Mai Văn Bé (sinh 1949) - Trưởng Ban liên lạc tù chính trị - tù binh tỉnh Kiên Giang cho biết: ông bị thương và bị bắt trong đợt tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân 1968. Địch giam ông ở Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/ Phú Quốc cho đến khi được trao trả năm 1973. Trong tù, mặc dù bị tra tấn dã man, nhưng các chiến sĩ cộng sản vẫn không khuất phục đầu hàng, làm tay sai cho địch và tìm mọi cách để trở về tiếp tục sự nghiệp chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Ông Bé nhớ lại từ khi bị bắt vào tù, ông bắt đầu nghĩ đến việc móc nối với tổ chức Đảng trong khu giam giữ và ông đã đứng ra xây dựng lực lượng trong nhà tù, tham gia nhiều cuộc đấu tranh và từng đứng đầu một chi bộ trong khu giam giữ, lãnh đạo Đảng viên và quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi. “Là Đảng viên ở trong nhà tù phải biết làm công tác quần chúng để bảo vệ đảng trong nhà tù. Khi tôi bị địch bắt, ở trong tù thì phần lớn là quần chúng. Công tác dân vận của mình không khéo thì quần chúng không theo mình và không làm theo ý của Đảng được nên vì thế đặt lên hàng đầu là là công tác quần chúng của một người Đảng viên ở trong nhà tù”. Ông Bé chia sẻ.
Theo Ban Liên lạc toàn quốc chiến sĩ, cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày, ở Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/ Phú Quốc các đồng chí cựu tù đã tổng kết, địch dùng hơn 45 kiểu tra tấn dã man từ thời trung cổ đến hiện đại như đánh tù binh bằng chày vồ, dùi cui, roi cá đuối, bẻ răng, đục lấy xương bánh chè, nướng sắt đỏ đâm xuyên qua người; rồi nhốt tù binh trong những “chuồng cọp” để ngoài trời. “Chuồng cọp” được làm bằng dây kẽm gai, đan chằng chịt chung quanh và trên nóc, không có mái che, cao từ 0,5 - 0,8 mét, phần dưới nền cát, đất hoặc đá dăm cạnh nhọn hoặc sỏi... Mùa nắng, tù binh nằm giữa trời phải chịu đựng cái nắng chói chang bỏng da rát thịt từ sáng đến tối; còn khi mưa, tù binh bị ngâm trong nước, nước mưa thấm vào người lạnh buốt đến tận xương tủy.
Ngoài việc áp dụng các hình thức tra tấn, sát hại tù binh, bọn chỉ huy Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/ Phú Quốc còn ra lệnh cho cấp dưới nổ súng vào trại giam làm nhiều tù binh chết và bị thương. Theo Ban Liên lạc toàn quốc chiến sĩ, Cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày, địch đã cho nổ súng nhiều vụ vào tù binh không một tấc sắt hay vũ khí trong suốt nhiều năm liền. Trong cuộc chiến không cân sức, người chiến sỹ trong tù chỉ có sức mạnh của ý chí, lòng tin vào lí tưởng, lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Mặc dù ở Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/ Phú Quốc, địch bố trí phòng thủ, canh gác chặt chẽ, kiểm soát nghiêm ngặt nhưng vẫn không ngăn được cán bộ chiến sĩ ta vượt ngục bằng nhiều hình thức như vượt rào, đào hầm vượt trại, chui gầm xe chở nước, nằm trong thùng rác, đi làm bên ngoài đánh quân cảnh cướp súng,...
Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, nhằm tri ân những anh hùng liệt sĩ đã đấu tranh anh dũng vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, trong đó có những cựu tù binh cộng sản bị bị địch bắt tù đày ở nhà tù Phú Quốc, ngày 26/3 UBND tỉnh Kiên Giang sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” để gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày tại Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc. Thông qua đó góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh hào hùng, anh dũng của các thế hệ cha anh, truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ, vun đắp tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường cho các thế hệ người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.