Trận chiến Đồn Phú Mỹ: Niềm tự hào truyền thống 48 năm Bộ đội Biên phòng Kiên Giang
(NSMT) - Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã trải qua 48 năm với nhiều trận chiến đấu ác liệt để bảo vệ nhân dân, đất nước, góp sức gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ. Trong đó phải kể đến trận chiến Đồn Biên phòng Phú Mỹ, chiến thắng vẻ vang và trở thành niềm tự hào to lớn trong 48 năm truyền thống lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam 1975-1978, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Rạch Giá (nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, bám trụ, quần lộn với địch trên địa bàn đầy khó khăn, gian khổ ác liệt. Chiến đấu anh dũng, linh hoạt sáng tạo, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đoàn kết nội bộ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn, vừa chiến đấu, vừa thực hiện công tác quản lý địa bàn, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân. Tiêu biểu như các đồn CANDVT Thạch Động, Phú Mỹ, Vĩnh Điều, Giang Thành (nay thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang). Từ ngày 30/4 đến tháng 11/1977, CANDVT tỉnh đã độc lập chiến đấu 48 trận, diệt 226 tên địch, bắn bị thương 35 tên. Trạm Kiểm soát Biên phòng Xà Xía và Đồn CANDVT Giang Thành được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba.
Từ đầu năm 1978, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam có nhiều diễn tiến hết sức ác liệt. Ngày 14/5, địch dùng 2 đại đội đánh vào điểm chốt của đồn CANDVT Phú Mỹ Phối hợp với các đơn vị bạn, cán bộ, chiến sĩ đồn đã chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đánh bật chúng về bên kia biên giới. Rạng sáng ngày 16/5, dưới sự yểm trợ của pháo binh từ bên kia biên giới, 3 tiểu đoàn bộ binh địch được trang bị hỏa lực mạnh chia làm 3 mũi đánh vào khu vực ấp Trà Phô, Trà Phọt thuộc địa bàn đóng quân của đồn. Với quân số đông, hỏa lực mạnh, ngay từ đầu địch đánh bật một số chốt của các đơn vị bạn của ta đóng quân ở phía ngoài, buộc các đơn vị này phải rút lui về tuyến sau. Lúc này lực lượng của đồn chỉ còn 34 cán bộ, chiến sĩ, nhưng vẫn chiến đấu dũng cảm, kiên cường bám chắc trận địa, bình tĩnh đánh trả, đầy lùi nhiều đợt xung phong của địch, tiêu diệt 15 tên.
Đến 4 giờ 15 phút ngày 17/5, địch rút vào rừng để củng cố, chờ chi viện. Đến 5 giờ sáng, với lực lượng tăng viện lên đến 4 tiểu đoàn, địch tập trung hỏa lực, xung lực đánh phá ác liệt vào trận địa của 34 cán bộ, chiến sĩ đồn. Do lực lượng đông, dịch vừa triển khai ở thế bao vây, vừa tấn công quyết liệt. Sau gần 2 giờ chiến đấu, phía ta bị thương 2 chiến sĩ, Ban chỉ huy đơn vị cử 2 đồng chí đưa thương binh về phía sau. Còn 30 cán bộ, chiến sĩ tình nguyện ở lại đồng lòng, kiên quyết bám trụ giữ vững trận địa, giành nhau với địch tùng ụ đất, từng mét hào, từng gốc cây, bờ ruộng. Suốt 2 ngày đêm chiến đấu căng thẳng, đói và mệt, đến 12 giờ 15 phút ngày 17/5, toàn đơn vị hết đạn. Địch tràn vào trận địa, cán bộ, chiến sĩ đồn dùng lưỡi lê, báng súng đánh giáp lá cà với địch và toàn bộ 30 cán bộ, chiến sĩ đồn CANDVT Phú Mỹ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, anh dũng hi sinh.
Tỉnh ủy Kiên Giang đã tổ chức phát động các đơn vị, cơ quan, cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh học tập gương chiến đấu, hi sinh của cán bộ, chiến sĩ đồn CANDVT Phú Mỹ. Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất và tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân về thành tích “Bám trụ kiên cường, lập công xuất sắc” cho đồn CANDVT Phú Mỹ. Truy tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Hồ Đăng Khầm. Đây là sự ghi công của Đảng, Nhà nước và Nhân dân về những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ đồn CANDVT Phú Mỹ. Các anh đã viết lên bản Anh hùng ca bất diệt, tất cả vì sự nghiệp bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng nơi biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Tự hào với bề dày chiến công và truyền thống vẻ vang của cán bộ, chiến sĩ đồn CANDVT Phú Mỹ, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ BĐBP tỉnh Kiên Giang hôm nay và mai sau nguyện kế tục, phát huy mạnh mẽ truyền thống của đơn vị. Sẽ viết tiếp những trang sử mới về thành tích và chiến công trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ mới!
Phát huy những thành tích xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ biên giới và thực hiện nghĩa vụ quốc tế, BĐBP tỉnh nhà tiếp tục xây dựng củng cố lực lượng, đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác biên phòng, đẩy mạnh tham gia xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước.
Thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, từ năm 1989, BĐBP tỉnh tiếp tục phát huy sự gắn bó máu thịt với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, đẩy mạnh và tham gia tích cực vào xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh, củng cố hệ thống chính trị, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nổi bật là các phong trào “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh” và nhiều chương trình phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể. Với những thành tích toàn diện, 4 năm liền từ 1992 đến 1995, BĐBP tỉnh Kiên Giang được Bộ tư lệnh BĐBP tặng cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt, năm 1995, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng An Thới và Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà tiên được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
BĐBP tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân với lực lượng vũ trang, chính quyền, nhân dân Campuchia đối diện. BĐBP tỉnh phối hợp tổ chức họp đối ngoại các cấp, tuần tra song phương với lực lượng Cảnh sát bảo vệ biên giới Campuchia. Đến nay đã có 5 cặp xã, phường, 5 cặp ấp - phum tổ chức ký kết nghĩa hai bên biên giới; “Nâng bước em đến trường” học sinh Campuchia có hoàn cảnh khó khăn. Từ những hoạt động trên, đã thắt chặt tình đoàn kết gắn bó các lực lượng vũ trang và Nhân dân hai bên biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
BĐBP tỉnh thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp luật về biên giới, biển đảo, tham gia tự quản đường biên cột mốc. Tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội địa phương với các chương trình, mô hình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”; "BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới", “BĐBP chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Xuân Biên phòng - ấm lòng dân biên giới”, “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn biên phòng”,... xây dựng nhà đồng đội, mái ấm biên cương; tham gia làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa nhà, xây dựng cầu, nạo vét kênh mương, giúp dân lao động sản xuất. Khám chữa bệnh cho người dân; nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, thương binh, “Nâng bước em đến trường”, con nuôi đồn Biên phòng; giới thiệu cán bộ tăng cường xã biên giới, đảng viên sinh hoạt ấp, khu phố biên giới, hải đảo; phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách hộ gia đình khu vực biên giới.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, BĐBP tỉnh Kiên Giang cùng cấp ủy, chính quyền các cấp chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân khu vực biên giới của tỉnh nhà. Qua đó, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc.
Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo Triển khai đồng bộ các biện pháp công tác Biên phòng, nắm chắc tình hình địa bàn, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Tham gia thực hiện tốt công tác giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế xã hội; bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền biên giới, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cụ thể là đấu tranh bắt giữ, xử lý 256 vụ, 293 đối tượng cùng những tang vật gồm 41.263 bao thuốc lá; 929,355 gam ma túy; 02 khẩu súng và 10 viên đạn quân dụng; khoảng 230 ngàn lít dầu DO; trên 51 kg đường cát, 20 tấn hàng điện tử, điện lạnh, xe đạp bánh kẹo, giày dép đã qua sử dụng với tổng giá trị tang vật hơn 6 tỷ đồng; bán tang vật nộp ngân sách trên 1,3 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành trên 2,3 tỷ đồng.
Tham gia cấp ủy chính quyền địa phương, cấp huyện, xã 10 đồng chí. Duy trì cán bộ tăng cường xã 18 cán bộ cho 05 xã; tuyên truyền văn hóa, thể thao được 201 buổi, hơn 3 ngàn người dân tham gia; xây dựng, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh được 05 xã, phường. Tham gia lao động giúp dân được gần một ngàn ngày công, tham gia vận động xây dựng 03 cây cầu bê tông với giá trị 350 triệu đồng. Giúp dân xóa đói, giảm nghèo được 43 hộ; vận động học sinh đến trường được 06 cháu, tặng sách, vở, dụng cụ học tập được gần 200 triệu đồng. Khám, chữa bệnh cho trên một ngàn người; cấp thuốc miễn phí được gần 300 triệu đồng; phụng dưỡng 05 mẹ Việt Nam anh hùng; làm 04 căn nhà cho người nghèo ở biên giới, hải đảo; 02 nhà đồng đội; xây, sửa 02 nghĩa trang tổng trị giá gần 2 tỷ đồng.
Thực hiện Chương trình cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường được 147 cháu; Con nuôi Đồn Biên phòng 04 cháu; Chương trình Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản thăm tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, người nghèo, các cháu nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được 450 phần quà với tổng giá trị trên 546 triệu đồng; Ngày Biên phòng toàn dân được 1.240 phần quà với tổng giá trị trên 650 triệu đồng.
Điều động tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn 185 lượt cán bộ, chiến sĩ, 32 lượt tàu thuyền, ô tô các loại; phối hợp với chính quyền địa phương, nhân dân trên địa bàn, huy động lực lượng tại chỗ được 20 lượt, 164 người dân tham gia tìm cứu nạn, khắc phục thiên tai; chữa cháy 4.9 ha rừng. Hỗ trợ thăm, tặng quà lực lượng chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang với tổng số tiền gần 850 triệu đồng.
Qua đó, trong năm 2023, toàn đơn vị có 289 lượt tập thể, cá nhân được tặng giấy khen, bằng khen các cấp. Trong đó Bằng khen của Tổng Cục chính trị: 02 cá nhân; Bằng khen của Tỉnh ủy, UBND tỉnh: 16 tập thể, 44 cá nhân; Bằng khen của Trung ương Đoàn: 01 cá nhân; Bằng khen của Bộ tư lệnh Biên phòng: 04 tập thể, 12 cá nhân; Giấy khen của Bộ Chỉ huy: cho 17 tập thể, 131 cá nhân; Giấy khen, bằng khen của các cơ quan ban ngành, UBND cấp huyện, thành phố, xã: 12 tập thể, 48 cá nhân. Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị khen cống hiến cho 6 đồng chí, khen thưởng niên hạn cho 68 đồng chí, đề nghị Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cho 20 đồng chí.
Trải qua 48 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Kiên Giang đã lập nên nhiều chiến công, thành tích vẻ vang, được Nhân dân ghi nhận, được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó bao gồm 01 Huân chương Quân công hạng Nhì, 01 Huân chương Quân công hạng Ba, 04 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 05 Huân chương Chiến công hạng Ba. Có 03 đơn vị được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là: Đồn Biên phòng Phú Mỹ, năm 1979; Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng An Thới và Đồn Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên năm 1995. Có 02 đồng chí được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều đồng chí được tặng Huân chương Chiến công các loại và nhiều phần thưởng khác của các bộ, ngành trung ương, địa phương.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.